-‘๑’- Welcome forum Sinhvientruonghoa.tk-‘๑’-
-‘๑’- Chào mừng bạn đến với forum-‘๑’-
-‘๑’- Hãy đăng kí ngay để tham gia diễn đàn với chúng tôi-‘๑’-
-‘๑’- Trường Cao Đẳng Hoá Chất -‘๑’-
-‘๑’- Welcome forum Sinhvientruonghoa.tk-‘๑’-
-‘๑’- Chào mừng bạn đến với forum-‘๑’-
-‘๑’- Hãy đăng kí ngay để tham gia diễn đàn với chúng tôi-‘๑’-
-‘๑’- Trường Cao Đẳng Hoá Chất -‘๑’-
-‘๑’- Welcome forum Sinhvientruonghoa.tk-‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
270 Số bài - 28%
211 Số bài - 22%
129 Số bài - 13%
117 Số bài - 12%
55 Số bài - 6%
53 Số bài - 5%
38 Số bài - 4%
35 Số bài - 4%
35 Số bài - 4%
29 Số bài - 3%

Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô.Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Bình chọn cho bài viết:

Admin

[CHC] Admin
Quản Trị Viên™
Quản Trị Viên™

Age : 33
.:.Thông tin.:.

» Join date : 04/11/2010» Tổng số bài gửi : 211Đến từ : Đoan Hùng - Phú Thọ


Bài gửiTiêu đề: Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Icon_minitimeSat Nov 20, 2010 12:44 pm
Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Title Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Rose1Lời Mở Đầu
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớngười đào giếng... Từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường chúng ta đã được thầy cô dạy dỗ những điều đó, những bài học đạo đức đầu tiên đã giúp chúng ta nên người như hôm nay.
Là một người Việt Nam chúng ta không thể nào quên truyền thống tôn sư trọng đạo mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Không thầy đố mày làm nên... Chính thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức cho chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn. Thế nhưng sau khi ra đời có mấy ai còn nhớ về thầy cô giáo cũ của mình ? Có ai lần tìm về lớp cũ trường xưa để thăm lại những người đã hy sinh tâm huyết giúp chúng ta thành người hữu ích ? Ngày 20 - 11 hàng năm, ngày lễ và cũng là ngày vui của các thầy cô giáo, ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến những người cha người mẹ thứ hai đã dạy dỗ chúng ta nên người. Đối với những học trò xa xứ như chúng ta một bó hoa dâng tặng cho thầy cô trong ngày này chắc có lẽ là hơi khó, nhưng những món quà tinh thần bằng thơ văn hay một chút vật chất thì chắc có lẽ là không khó lắm đối với mỗi người trong chúng ta !
Nhân ngày 20 - 11 Trang Mực Tím xin gởi đến các bạn những bài thơ văn về thầy cô giáo để chúng ta cùng chia sẻ niềm vui và bày tỏ lòng biết ơn với các thầy cô của mình trong ngày vui này, đồng thời cũng để nhắc nhở rằng : Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.
Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Rose1

Thơ Về Thầy Cô
PHÚT SUY TƯ ...
"Xin cô tha lỗi cho em
Bài luận văn em không thể nào viết được
Bởi cuộc sống đời thường quá ư là trần trụi
Em không muốn là "Đình Đình" (*) chỉ tưởng tượng viễn vôngXin cô tha lỗi cho em
Đề bài "Cảnh sum họp gia đình em" khó quá!
Khi ba đã xa em tìm hạnh phúc nơi nào ?
Mẹ sớm chiều quần quật với "nồi cơm"
Em "sum họp với chú mèo tam thể"Không! Em không hề có lỗi
Khi còn những đề văn quá công thức cuộc đờiSẽ còn bao nhiêu bài làm giấy trắng
Khi có những con tim chỉ biết nghĩ đến riêng mình ?
Trang giấy học trò nay đã lấm bùn đen .... ?
    Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Nghĩ Về Thầy


Con đứng nhìn dòng sông trôi êm
Nắng rớt xuống hoàng hôn trên mặt nước
Xa xa, bóng một con đò giữa dòng nước ngược
Thấp thoáng chao nghiêng...
Khiến con chạnh nhớ về Người
và câu chuyện năm xưa ... Chuyện một con đò dầm dãi nắng mưa
Lặng lẽ chở từng dòng người xuôi ngược
Khách sang sông tiếp hành trình phía trước
Có ai nhớ chăng hình ảnh con đò ?
Câu chuyện năm xưa nhưng mãi đến bây giờ
Con muốn hiểu, thầy ơi - người đưa đò vĩ đại
Con đến với cuộc đời từ sự hy sinh thầm lặng ấy
Trên chuyến đò của thầy chở nặng yêu thương .
    Bảo Linh


Cô Giao Ngày Xưa


Có thể bây giờ cô đã quên em
Học trò quá nhiều, làm sao cô nhớ hết
Xa trường rồi, em cũng đi biền biệt
Vẫn nhớ lời tự nhủ: sẽ về thăm.

    Có thể bây giờ chiếc lá bàng non
    Của ngày em đi đã úa màu nâu thẫm
    Ai sẽ nhặt dùm em xác lá
    Như em thuở nào ép lá giữa trang thơ ?
Ước gì... Hiện tại chỉ là mơ
Cho em được trở về chốn ấy
Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái
Được vui-buồn-cười-khóc hồn nhiên

    Em nhớ hoài tiết học đầu tiên
    Lời cô dạy: "Văn học là nhân học"
    Và chẳng ai học xong bài học làm người!
    Chúng em nhìn nhau khúc khích tiếng cười
    Len lén chuyền tay gói me dầm cuối lớp
Rồi giờ đây theo dòng đời xuôi ngược
Vị chua cay thuở nào cứ thấm đẫm bờ môi
Những lúc buồn em nhớ quá - Cô ơi!
Bài học cũ chẳng bao giờ xưa cũ...


    Nguyễn Thụy Diễm Chi

Hoa Và Ngày 20-11


Nụ hoa hồng ngày xưa ấy
Còn rung rinh sắc thắm tươi
20-11 ngày năm ấy
Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi

Cô tôi mặc áo dài trắng
Tóc xanh cài một nụ hồng
Ngỡ mùa xuân sang quá
Học trò ngơ ngẩn chờ trông...

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy ...
Xuân sang, thầy đã bốn mươi
Mái tóc chuyển màu bụi phấn
Nhành hoa cô có còn cài ?

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy ...
Tà áo dài trắng nơi nao,
Thầy cô- những mùa quả ngọt
Em bỗng thành hoa lúc nào .

PHẠM THỊ THANH NHÀN
(Hội bút Hương Đầu Mùa)

    Một Đời

Tôi đứng cao, không phải giữa cuộc đời
Mà phấn cầm tay, một mình bục giảng
Cái bệ gạch xây đơn sơ kiên nhẫn
Nhiều lúc thay bằng ghế gỗ chông chênh

Gập ghềnh đường đi những ngày tuổi xuân
Có khó khăn, có hay dở điệp trùng
Những lớp học sinh hằng ngày tiếp cận
Có nụ cười xen nước mắt rưng rưng

Gần gũi thân thương lại là cách biệt
Tôi vẫn xa trong rộn rã sân trường
Lời nói nhỏ giữa bạt ngàn xao xuyến
Của lớp người sau mơ vượt đại dương

Đơn sơ là những phần đóng góp của mình
Vào những ngày qua, chiến tranh gian khổ
Ngọn đèn thắp lớp đêm che chắn lại
Chỉ còn soi trang vở trắng học trò.

Nay đã bảy mươi, nhìn lại cuộc đời
Năm tháng đi rồi chắt chiu còn lại
Một đốm lửa nhen, nhiều mơ ước nhỏ
Công việc khai tâm khiêm tốn người thầy.

    Nguyễn Trọng Di

NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN DÒNG ĐỜI

Một dòng đời - một dòng sông
Mấy ai là kẻ đứng trông bến bờ
Muốn qua sông phải có đò
Đường đời muôn bước phải nhờ người đưa ...

Tháng năm dầu dãi nắng mưa
Con đò trí thức thầy đưa bao người
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu con gửi lại người cha thương

Con đò mộc - mái đầu sương
Theo con đi khắp muôn phương mai này
Khúc sông ấy vẫn ngày ngày
Thầy đưa những chuyến đò đầy qua sông ...

Hương Thảo Nguyên

CÔ GIÁO NGÀY XƯA

Nhắm mắt lại mình sẽ thành người lớn
Em theo cô đi học trường làng!
Mây trắng trôi trên trời làm điểm tốt
Cô giận em rồi mấy bữa không sang...

Có một kẻ luôn nhớ về quá khứ
Tuổi thơ trôi như mây trắng trên đầu
Cô giáo nhỏ của một thời xưa cũ
Lâu lắm rồi tưởng đã bặt tin nhau

Về vườn xưa thổi lên cơn gió
lá rơi ...
ghi dấu một nụ cười
Nhắm mắt ngỡ mình lạc vào cổ tích
Sổ điểm hôm nay sao bỗng thiếu tên tôi ?





Ngobaotuan.1991@gmail.com
(St).









https://sinhvientruonghoa.123.st

Admin

[CHC] Admin
Quản Trị Viên™
Quản Trị Viên™

Age : 33
.:.Thông tin.:.

» Join date : 04/11/2010» Tổng số bài gửi : 211Đến từ : Đoan Hùng - Phú Thọ


Bài gửiTiêu đề: Re: Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Icon_minitimeSat Nov 20, 2010 12:45 pm
Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Rose1

Tập Truyện ngắn!

Bông Hồng Bên Bục Giảng



    Vừa tan xong giờ cuối, Thảo đã vội đến bên cạnhtôi:
    - Nghi nè, lát nữa bồ có đi mua quà với Thảo đượckhông ?
    - Được chứ ? Thảo với Nghi đi thôi hả ? - Tôi hỏi .
    - Ừ, hai đứa mình đi !
    - Sao không kéo thêm vài chàng để phụ xách đồ ?
    - Kéo ai bây giờ ? Ông Thắng thì không được rồi.Thảo mới hỏi ổng đó.
    - Ổng dám không đi ? - Tôi trợn mắt.
    - Ừ, ổng nói ổng bận.
    - Trời, Thảo đúng là hiền quá. Để tí, ổng đi ngangđây, Nghi dợt ổng một tăng cho coi .
    Thảo cười trêu chọc:
    - Ổng chỉ nghe lệnh của bồ thôi mà.
    - Ây chà, tại nhà ổng gần nhà Nghi mà. Lạng quạng Nghiqua méc má ổng là ổng chít chắc.
    Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Pix21 Vừa lúc Phát ôm cặp đi ngang, tiện tay, tôi níu áoanh chàng lại:
    - Ê, định chuồn hử ? Đâu dễ cho dìa sớm vậy !
    - Chuyện gì đây ? Phát giả bộ càu nhàu: gia tài tuichỉ có cái áo để đi ăn nói đó. Nghi làm rách là tui bắtNghi mang dìa vá giùm đó nhạ
    - Xí, ham lắm, rách cho rách luôn chứ còn phia mới vágiùm ! - Tôi lườm Phát, rồi lên án anh chàng ngay một hơidài - Lớp phó kỷ luật gì mà kì cục, kì cào quá. Vừa ngheđánh trống tan học là ôm cặp chạy trước thiên hạ . Thấy tuivới nhỏ Thảo hông ? Đang tính đi lo mua quà đây nè. Chiềunay hai đứa tui có lớp học thêm Toán mà cũng bỏ đó. CònPhát với Thắng thì định bấm nút biến lẹ hở. Nói rồiđó nha, Phát mà không đi thì đừng có trách Nghi khôngbáo trước.
    - Ui chà, làm gì dữ dzị cô ! Tui có nói không đi theomí cô hồi nào đâu nè!
    - Xí, còn chối ? Nghi mà không nhanh tay kéo lại thìPhát vọt mất tiêu .
    - Gì đây ? Gì đây ? Nói gì có tên tui trong đó đó ? - Thắng lẽo đẽo đeo cặp đến bên bọn tôi.
    Thảo liền đánh vào vai Thắng cằn nhằn:
    - Thắng đó nha ! chuyên viên xé lẻ ! Sao không đi giúptụi này mua đồ hở ?
    Thắng xuýt xoa:
    - Ui da ! Nói thôi được rồi, còn bạo động nữa ?Kiểu này chịu đời sao thấu ?
    - Giờ có đi không ? - Tôi kênh nạnh nhìn Thắng.
    Phát cười hì hì xen vào:
    - Thắng à, hai bả đang lên cơn đó. Nếu còn yêu đờithì đừng nói không nha !
    Nghe vậy, Thắng vội vàng đứng trong tư thế nghiêm,giơ tay chào tôi với Thảo kiểu nhà binh:
    - Dạ ! báo cáo chị lớp trưởng và lớp phó học tập.Xin tuân lệnh ạ!
    - Thấy ghét ! - Tôi lườm Thắng một cái .
    Thảo tủm tỉm:
    - Thắng chỉ sợ có mỗi nhỏ Nghi thôi !
    - Gì đây nhỏ kia ? Muốn chít hở ? - Tôi ngắt nhẹ vào tayThảo rồi vội vã đổi đề tài - Thảo nè, mình quyên đượctiền khá không ? Năm nay là năm cuối của tụi mình rồi, Nghinghĩ nên mua quà có giá trị tí.
    Phát xen vào:
    - Đúng vậy đó ! Đừng mua bánh trái nữa ! Mua cái gìhữu dụng hơn.
    Thảo xịu mặt nhìn bọn tôi:
    - Nhưng tiền của lớp mình không được nhiều đâu !Nếu mà ai cũng toàn quà có giá trị thì chắc kham không nổi .
    Thắng đề nghị:
    - Hay là tụi mình chỉ mua quà cho các thầy cô nào tậntình với lớp và có hoàn cảnh khó khăn thôi .
    Tôi lắc đầu quầy quậy:
    - Không được ! Như thế thì mấy thầy cô khác biếtđược họ sẽ buồn.
    - Thôi thì Thảo tính như vầy nha ! Mình chọn ra nhữngthầy cô nào hoàn cảnh khó khăn và có lòng giảng dạy thì muabiếu các món quà giá trị tí, còn những thầy cô khác thìmình mua hoa, hoặc bánh là được rồi .
    - Ừ, nhỏ Thảo tính vậy được đó !
    - Nhưng mình có đủ tiền không cái đã ? - Phát ngướcnhìn hai đứa tôi .
    Nghe vậy, Thắng phẩy tay nói:
    - Đừng lo, có gì thì Thắng sẽ xin đóng góp thêm cho .
    - Đúng hén ! mình quên Thắng là cái nhà băng của lớpmình hén. - Phát vỗ vai Thắng thân mật.
    Tôi nhìn Thắng với đôi mắt mến phục. Xưa nay trong lớp, Thắng luôn là người đứng ra "bảo trợ" cho những thiếu hụt về tài chánh.
    Gia đình Thắng khá giả nhất lớp. Nhưng Thắng lạikhông như các "công tử" nhà giàu khác. Với mọi người,Thắng hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ, không phân chia giớicấp với một ai cả. Chính vì vậy, hầu như trong lớp chúngtôi, ai cũng yêu mến Thắng.
    - Ui chà, không dám làm nhà băng đâu nha ! - Thắngcười, không tin thì hỏi Nghi đi. Ngoài giờ học ra mình cònphải phụ gia đình coi quản cửa tiệm mà.
    Tôi cười. Thắng thực sự không xòe tay xin tiền bamẹ mà tự kiếm tiền bằng chính khả năng của Thắng. Có lúcsang ngôi nhà sang trọng của Thắng chơi, tôi luôn nghe bácLiên, mẹ của Thắng khen Thắng có đầu óc kinh doanh, quản trịgiống ba. Hèn chi, Thắng thi vào đại học kinh tế cũng đúng.
    Bọn tôi phì cười rồi cùng kéo nhau ra bãi giữ xe. Sân trường lúc này đã vắng vẻ. Ánh nắng ban trưa của mộtngày gần cuối năm không còn gay gắt.
    *** - Nghi nè, nặng không để Thắng xách giùm luôn cho ?
    - Nãy giờ chỉ chờ Thắng nói câu đó thôi đó. - Tôinhoẻn miệng cười rồi nhanh chóng bàn giao hai túi xách choThắng. Tôi cảm thấy nhẹ nhỏm hẳn. Chiếc cặp trên vai cũngkhông còn trĩu xuống tấm thân vốn được mệnh danh là "TíCô Nương" của tôi .
    - Mình còn phải mua thêm bao nhiêu quà nữa hở Nghi ? - Thắng sóng đôi cạnh tôi, vừa len lách giữa các khách đichợ vừa gợi chuyện.
    - Ừm... chỉ còn thiếu thầy Hải thôi ! Không biết muacái chi cho thầy nữa .
    Nhỏ Thảo trờ đến:
    - Ừ, Thảo cũng không biết thầy Hải thích gì nữa .
    - Thì mua luôn hộp bánh giống cô Địa đi ! Phát đềnghị. Tôi vội lắc đầu phản đối:
    - Không được ! Thầy Hải với lớp tụi mình tốtlắm. Vả lại nghe nói thầy cũng nghèo, nên Nghi nghĩ mình muacái gì hữu dụng hơn.
    Phát gật gù:
    - Nhắc mới nhớ nha, thầy Lý của mình cũng thamthể lắm.
    - Sao vậy ? - Tôi và Thảo cùng hỏi .
    Phát vội thuật lại:
    - Tuần rồi, Phát với mẹ đi chợ Bến Thành mua đồvề làm giỗ. Vì mua nhiều thứ lỉnh kỉnh quá cho nên hai mẹcon quyết định đón xích lô. Khi Phát khệ nệ khuân mấygiỏ đồ ra đường thì gặp một chiếc xích lô chạy ngang.Phát gọi. Ông ta từ từ cho xe tấp vào . Nhưng khi Phát đangchuẩn bị các giỏ đồ định bỏ lên xe thì ông ta lại quayđầu đạp đi. Phần đói bụng, phần trời nóng, Phát bựcmình la lên "gì kì vậy cha nội, bộ chê tui hông có tiềntrả hả. Cà chớn quá, xích lô mà còn khinh người vậy sao ?".Nghe Phát la toáng lên thế, ông ta liền quay đầu lại nhìn.Mẹ của Phát cũng bực mình toan lên tiếng thì Phát hết hồnnắm tay mẹ ngăn lại vì người đạp xích lô đó chính làthầy Lý của tụi mình đó.
    - Hèn gì, lúc nào Thảo hỏi nhà của thầy, thầy cũngnhất định không chịu nói.
    - Ừ, mặc cảm chứ Thảo ! Thắng xen vào. Đườngđường là một vị giáo sư dạy Vật lý lớp 12 mà lại phảiđi đạp xích lô mới đủ nuôi sống gia đình thì thảm quá.
    Nghe câu chuyện của Phát, tôi buồn cho thầy Lý vôcùng. Nhớ lại những giờ Vật Lý của thầy, tôi chợt xúcđộng khi liên tưởng đến đôi mắt lúc nào cũng quầngthâm vì thiếu ngủ của thầy. Trong giờ của thầy, thầy rấttận tình và luôn có vẻ trầm tư. Có hôm, tôi bắt gặpthầy lén xoay vào góc lớp xoa bóp thắt lưng trong lúc cảlớp đang chăm chú làm bài tập. Hoàn cảnh nghèo khó củathầy, bọn tôi chỉ mới biết gần đây thôi. Hằng ngày, saugiờ dạy, thầy phải đạp xích lô đến tối khuya để kiếmthêm tiền sinh sống. Khi chưa biết tình cảnh của thầy, tôiluôn có thành kiến mỗi khi nhìn thấy thầy ngáp dài hay tỏvẻ mệt mỏi, uể oải trong lớp. Giờ đây, qua câu chuyện màPhát vừa kể lại, tôi chợt đâm ra hối hận với những gìmà tôi đã từng thầm chê trách thầy.
    - Nè, Nghi đang nghĩ gì vậy ? - Thắng cúi gần bên tôihỏi khẻ.
    - À, không có gì. Nghi đang nghĩ đến hoàn cảnhcủa các thầy cô đó mà.
    Thắng và tôi cùng sóng bước đến rặng cây bàngđể chờ Thảo và Phát mua nốt những thứ còn lại .
    - Nghi nè ! - Thắng đưa cho tôi một ly nước Sâm, rồihỏi - Bộ Nghi quyết định thi vào đại học sư phạm thiệt sao ?
    Hớp một ngụm nước sâm mát lạnh, tôi cảm thấykhoan khoái nhiều. Tôi gật đầu tiếp thêm:
    - Sư phạm Toán đó Thắng.
    Thắng im lặng một thoáng. Đôi mắt dõi ra dòng xe cộđang lũ lượt xuôi chảy trên đường.
    - Thắng thi vào kinh tế đậu chắc ! - Tôi ngồi xuốngbên cạnh Thắng. Anh chàng vội vàng chìa ra chiếc dép cho tôingồi đỡ, rồi cười nhẹ hỏi:
    - Sao Nghi biết Thắng sẽ đậu ?
    Tôi vén lại mái tóc đang bị gió thổi bay lòa xòa, xoaysang nhìn Thắng khẳng định:
    - Đậu mà, vì Thắng chọn đúng ngành mà Thắng cókhiếu và lại yêu thích nữa .
    - Còn Nghi ? - Thắng nhìn tôi. Ánh mắt hơi lạ Tôi vộixoay đi, gật gù:
    - Nghi cũng thích làm cô giáo lắm.
    - Giáo chức là dứt cháo Nghi à ! - Thắng chợt xen ngangcùng một tiếng thở dài.
    - Nghi biết ! Nhưng Nghi rất muốn làm cô giáo. Khôngphải vì sang hay giàu, mà vì Nghi yêu thích việc truyền đạtkiến thức lại cho thế hệ sau mình. Vả lại, như Thắng thấyđó, nền giáo dục của nước mình còn bị nhiều gò bó và sailệch quá. Nghi không muốn nhìn đàn em của Nghi bị nhồi sọ .
    - Nghi lý tưởng quá !
    - Lý tưởng hay mơ mộng ?
    - Cả hai ! - Thắng đáp rồi chậm rãi hỏi - Nghi khôngnhớ có lần tụi mình gặp cô Vân sao ?
    - À, cái lần mình đi coi phim về gặp cô Vân đang bánvé số đó hở ?
    Thắng gật đầu:
    - Đúng rồi, lần đó đó. Nghi nhớ không, khi biếtNghi định thi vào sư phạm, cô Vân đã phản đối như thế nào ?Cô nói, nghề giáo là cái nghề không chỉ nghèo nhất màcòn bạc bẻo nhất. Theo thời gian, kiến thức không tăng thêmmà lại cùng với linh hồn sẽ chai sạn, phai dần đi. Nghi cókhả năng, lại học giỏi, tại sao Nghi lại không chọn vào mộtđại học khác. Biết đâu, sau khi ra trường lại có thểkhiến cho Nghi có nhiều điều kiện và khả năng để thựchiện cái lý tưởng của Nghi hơn là nghề giáo. Thắng thìkhông khinh chê nghề nào cả. Nhưng Thắng nghĩ thời buổi nàymình phải thực tế Nghi à.
    - Ừm... Thắng nói cũng đúng. - Tôi đáp - Nhưng với Nghi,Nghi không sợ những khó khăn, những phủ phàng của nghềgiáo. Chỉ cần Nghi biết rằng Nghi sẽ góp phần đào tạo ramột thế hệ mới là Nghi vui rồi .
    - Nghi lại mơ mộng !
    - Lý tưởng thì đúng hơn.
    - Ừ, thì cả hai, mơ mộng và lý tưởng !
    - Thắng không có lý tưởng và mơ mộng sao ?
    Thắng cười nhẹ . Xoay sang tôi, Thắng nhìn thẳng vàomắt tôi đáp:
    - Thắng có ! Nhưng lý tưởng của Thắng không cao đẹpnhư của Nghi. Thắng chỉ biết, muốn làm một điều gì lợiích cho xã hội hoặc cho người khác, trước tiên, mình phảicó đủ bản lãnh cái đã. Vì vậy, trước mắt, Thắng chỉbiết cố gắng tạo dựng cho mình và cho gia đình một sựyên ổn về mọi mặt rồi mới có thể làm mọi chuyện khác.
    Tôi định hỏi Thắng thêm vài câu thì Phát và Thảo đãđến cạnh bên. Thảo thở phào nhìn hai đứa chúng tôi:
    - Thấy ghét không ! Trong khi tui với ông Phát hì hụcmua đồ, xách đồ thì hai ông bà chọn bóng mát, uống Sâmlạnh để thủ thỉ hở ?
    - Ê, con nhỏ kia, chọc ta hoài ta đục mi chít queo bi chừ.
    Thắng cười:
    - Chuyện tui dzí lại Nghi thủ thỉ thì có liên can chiđến hai người đâu chứ ?! Tui còn chưa tính sổ hai ngườiđến phá đám đó nha .
    - Aaaaaa ...! Phát vỗ tay reo lên - cuối cùng, sau ba nămdài im tiếng, ngày hôm nay, Thắng đã chính thức thừa nhậnquan hệ giữa hai người rồi há.
    - Chứ sao ?! - Thắng kênh lại, người ta đường đườngchính chính thì có sợ chi mà không nói .
    - Nghe chàng nói chưa Nghi ? - Thảo nhìn tôi tủm tỉm chọc.
    Tôi quê quá ngắt vào tay Thắng một cái thiệt đau .
    - Ui da ... từ từ Nghi ơi, có gì về nhà đóng cửa dạyThắng lại mà.
    Phát chọc với theo trong khi tôi đang đuổi Thắng chạyvòng vòng trên hè phố.
    *** Dắt chiếc xe gắn máy ra khỏi ngỏ hẻm, Thắng nhìnquanh rồi phỏng đoán:
    - Có lẽ thầy Hải ở phía bên kia đường !
    Tôi nheo mắt nhìn theo hướng Thắng chỉ. Phía bên đó,trên lề phố, có một toán người bày bán các thứ áoquần, vật dụng gia đình, hoặc các thứ sách báo củ.
    - Chỉ còn thầy Hải là xong rồi đó. Vậy tụi mình quabên đó tìm thầy thử xem. - Phát lên tiếng.
    Cả bọn gật đầu rồi cùng dắt xe băng ngang con lộ tới con phố nọ .
    - Thầy bán gì ? - Thảo hỏi .
    - Bán sách ! - Tôi đáp.
    - Thầy mà bán sách thì còn gì là thầy nữa ! - Thắngchua chát nói.
    Tôi lặng im, dõi mắt nhìn xuống các thứđồ lỉnh kỉnh đang bày bán dọc theo con đường. Tôi biết,Thắng không muốn tôi trở thành một cô giáo. Cứ hễ mỗilần nói đến chuyện này là hai đứa chúng tôi lại gâynhau. Tôi không dấu là tôi mến Thắng. Nhưng tôi lại yêucái nghề giảng dạy vô vàn. Tính tôi, vốn rất ghét sự chọnlựa. Nhưng giờ đây, tôi lại đang đứng trước sự chọnlựa không thể tránh khỏi: chọn Thắng, hay chọn cái mơ ướccủa tôi. Bạn bè trong lớp tôi không ai ghi danh thi vào đạihọc sư phạm như tôi cả. Đừng nói chi lớp chúng tôi, hầunhư cả cái thành phố này, không một học sinh nào muốnbước vào ngưỡng cửa ngôi trường đại học sư phạm. Chuachát thay, khi tôi cầm tờ đơn vào nộp cho trường, tôi đãtrông thấy một biển quảng cáo: thí sinh nào ghi danh vào đạihọc sư phạm sớm nhất sẽ được quà tặng. Thảm thật.Người ta phải mang quà cáp ra để mà chiêu sinh nhưng vẫnchỉ loe hoe vài mạng. Trong khi ở các trường đại học khác,tiền học phí cao ngút ngàn, thế mà vẫn nườm nượp ngườiđến ghi danh. Càng phủ phàng, ngán ngẩm hơn, khi cái têntrường đại học sư phạm lại được xem như là để "xây cua"nếu rớt các đại học khác thì vẫn có thể chun vào sưphạm.
    - Ê, thầy Hải kìa !
    Tiếng Phát reo lên làm cắt ngangdòng suy nghĩ của tôi. Trông về phía Phát chỉ, tôi thấythầy Hải trong chiếc áo sơ mi trắng dài tay củ mềm mà thầythường bận đang ngồi bó gối cạnh mớ sách củ bày trêntấm ny lon trên hè phố. Bọn tôi vội vàng ùa đến.
    - Thầy !
    - Thầy !
    - Em chào thầy !
    Thầy Hải đâm ra lúng túng trước sự xuất hiện bấtngờ của bốn đứa tôi. Nụ cười trên môi thầy gượng gạohé ra hệt như là nụ cười của một người đang làm việcxấu bị bắt gặp. Thầy vội vàng đứng dậy, phủi hai tayrồi lại cười. Những nếp nhăn trên gương mặt của thầycàng hiện rõ hơn qua nụ cười đó. Từ mớ tóc hoa râm củathầy, những giọt mồ hôi chảy xuống, ướt cả mặt.
    - Trời nóng quá ! - Thầy quệt ngang dòng mồ hôi, nóibâng quợ Cử chỉ của thầy không còn như trong lớp học. Nét oainghiêm tan biến đi đâu mất cả. Trước mắt tôi, chỉ làmột người đàn ông gần 50 tuổi, gầy còm, vụng về tronglời nói, và cử chỉ. Tôi chợt thấy thầy gần gủi lạ . Cáikhoảng cách thầy trò dường như rút ngắn lại tựa hồ nhưtình thâm gia đình, cha con.
    Những người bán bên cạnh xoay sang nhìn chúng tôi vànhìn thầy đăm đăm. Tôi biết, thầy lúng túng trước nhữngcái nhìn đó. Tôi biết, lòng tự ái của thầy đang thươngtổn. Tự nhiên, tôi đâm ra giận tôi, giận sự xuất hiệnkhông đúng chổ, đúng lúc này .
    - Mấy em tìm thầy có việc gì à ? - Thầy hỏi Thảo.
    Nhỏ Thảo xoay sang nhìn tôi. Tôi cũng im lặng, không biết nói ra sao thì Thắng đã lên tiếng:
    - Dạ không, tụi em chiều nay rảnh nên đến thămthầy thôi !
    - Mấy đứa lại giở trò gì đây ? - Thầy nhìn bọn tôidò xét.
    - Đâu có gì đâu thầy ! - Phát vội trả lời, hôm nayngày 20 tháng 11, ngày hiến chương nhà giáo nên tụi em đivòng vòng thăm các thầy cô đó thôi .
    - Nè, đừng có bày đặt mua quà cáp cho thầy đó nha ! - Thầy Hải nghiêm giọng. Thời buổi bây giờ khó khăn. Các emcòn là học sinh, ăn xài tiền của ba mẹ thì không đượcphung phí.
    - Thưa thầy, tụi em đâu có dám phung phí đâu ! Thảođáp, rồi trao về phía thầy gói quà mà bọn tôi vừa mua .
    - Đây là quà của tập thể lớp chúng em kính tặngthầy nhân ngày hiến chương nhà giáo .
    - Thầy nói rồi, thầy không nhận đâu ! Các em đếnchơi là quí rồi, bày vẽ thầy không thích. Các em mang về đi .
    Tôi vội lên tiếng:
    - Thầy à, công ơn thầy cô dạy dỗ chúng em ví nhưtrời biển thì chút quà này đâu có thể nào gọi là sánhđược. Tụi em mong thầy hãy nhận nó như nhận tấm lòngthành kính mang ơn của chúng em.
    Thắng cũng góp vào:
    - Năm này là năm cuối cùng của tụi em ! Tụi em cũngmong thầy giữ gìn món quà này như là một kỷ niệm của lớpchúng em mà.
    Người bán hàng bên cạnh trông thấy vậy liền xenvào:
    - Anh Hải à, tụi nhỏ nó có lòng. Anh nhận cho tụi nóvui ! Anh cứ nghĩ món quà đó là tấm lòng của tụi nó thìđược rồi .
    Xoay sang bọn tôi, ông ta tiếp:
    - Các em chỉ cần cố gắng học, cố gắng nên người,không phụ lòng thầy cô giáo thì đó mới chính là món quàmà thầy cô mong muốn nhất.
    - Chú nói đúng quá đi ! - Phát tán đồng, rồi năn nỉthầy Hải tiếp - Cả lớp chúng em đều rất mong thầy đónnhận món quà này như là một lời cám ơn của chúng em gởiđến thầy đó.
    Thầy Hải chần chừ một tí, rồi xúc động gật gù:
    - Thôi được, các em nói vậy thì thầy nhận món quànày như là một kỷ niệm của lớp các em.
    Thắng vội đưa mắt ra hiệu cho Thảo và tôi. Tứcthì, hai đứa tôi liền bước đến cạnh thầy, cài vào ngựcáo thầy một cái hoa hồng đỏ với mảnh giấy con con nắnnót ghi dòng chữ " Người Kỹ Sư Tâm Hồn ". Đôi mắt củathầy Hải rươm rướm. Đôi mắt của tôi cũng đỏ hoe, chựckhóc. Thầy vỗ đầu tôi và Thảo. Thầy bắt tay Thắng vàPhát. Đôi môi thầy lại nở ra một nụ cười. Nhưng lầnnày đó là một nụ cười hoàn toàn khác. Nụ cười của niềmvui sướng, niềm an ủi dịu dàng cho những phủ phàng cayđắng.
    Xoay sang người bán hàng bên cạnh, thầy Hải giớithiệu:
    - Đó là thầy Dương, dạy sử bên quận 3.
    Bọn tôi vội vàng khoanh tay cúi đầu chào người đànông trung niên nọ . Không hiểu sao, Thắng tìm đâu ra đượcmột đóa hồng trao cho tôi bảo:
    - Nghi tặng thầy Dương đi !
    Đón lấy đóa hoa đó, thầy Dương vui cười:
    - Học trò của anh ngoan quá ! Nhưng tôi đâu có là thầycủa bọn chúng nó.
    - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ! - Phát vội vàng lêntiếng - Thầy tuy không dạy chúng em, nhưng lúc nãy thầy đãcho chúng em một lời khuyên, vậy thì quá đủ để chúng emxem thầy là thầy rồi .
    Thầy Hải bật cười chua chát:
    - Đúng là "bán" tự vi sư !
    Bọn tôi còn chưa kịp nói gì thì bất chợt từ đầuđường có tiếng huyên náo vang lên. Thầy Dương hốt hoảng:
    - Bọn công an tới hốt kìa. Thu dọn mau .
    Tôi xoay lại thì trông thấy một chiếc Jeep của công anđang hùng hổ rượt bắt những người bán hàng rong và tịchthâu hàng hóa của họ . Thắng vội vàng ngồi xuống, nhanh taythu dọn mớ sách giùm thầy Hải. Mọi người chung quanh cũngluýnh quýnh, cuống cuồng thu xách đồ bỏ chạy. Tôi sợhãi. Nhỏ Thảo cũng cuống quít lên. Hai đứa cứ đứng trơra không biết làm sao.
    - Nghi, Thảo, mau phụ thầy Dương ! Phát, mày lấy xe taobỏ đồ của thầy Hải lên rồi chở thầy chạy lẹ . Thắng vừadọn xong mớ sách cuối cùng cho thầy Hải, vừa phân công. Bọntôi vội vàng làm theo. Nhưng tôi với nhỏ Thảo cứ quýnhquáng lên thành ra chỉ làm trở ngại thêm cho thầy Dương.Phát chở thầy Hải chạy rồi, thì Thắng cũng ùa đến bênbọn tôi. Đồ bày bán của thầy Dương nhiều hơn của thầyHải nên thu dọn không phải là mau. Khi đã còn lại vài mớđồ lỉnh kỉnh, thì bóng năm chiếc áo vàng của công an cũngđã xuất hiện gần bên. Thắng đẩy tôi và Thảo về sau: - Chạy ! Xách đồ phụ thầy chạy nhanh ! Trong lúc này, tôi chỉ như một chiếc máy, chỉ biếtnhận lệnh và thi hành. Khi tôi, Thảo và thầy Dương đã lênxe và chạy thoát tới đầu đường, tôi mới chợt nghĩ đếnThắng. Tôi xoay lại thì bắt gặp Thắng đang bị hai côngan cầm dùi cui nện xuống vì Thắng cố vùng vẫy với mớsách củ của thầy Dương trên tay, kiên quyết không cho bọnchúng giựt đi.
    Trong lòng tôi tự dưng đau nhói. Nước mắt chảynhanh. Tôi bỏ mặt lời can của Thảo, vội vàng trở ngượclại. Nhưng đã không kịp, Thắng đã bị bọn công an tống lênxe cùng với vài người kém may mắn khác. Khi tôi đến, chỉcòn kịp nghe Thắng nói vọng lại .
    - Đừng có lo ! Thắng không sao đâu .
    Chiếc Jeep lao đi, để lại đằng sau một cuộn khóiđen và trong tôi, nụ cười của Thắng cùng với dòng máu đỏứa ra trên môi .
    *** Tôi dắt chiếc xe đạp mon men theo con đường đấtlầy lội sau cơn mưa mà chợt nghĩ đến Thắng. Đã lâurồi, Thắng và tôi đã không còn liên lạc nhau. Lúc nãytình cờ đọc một tờ báo thấy có bài phỏng vấn Thắng,"một giám đốc trẻ tài hoa" khiến cho những gì mà tôi cốlòng chôn dấu bấy lâu nay chợt bừng dậy.
    Tôi đã chọn cái ước mơ của tôi. Thắng tỏ ra thấtvọng nhiều sau khi được tin tôi đậu vào đại học sư phạm.Dần dần, mối quan hệ giữa hai đứa chúng tôi càng thưathớt đi, cho đến lúc tôi ra trường và bị "đì" về giảngdạy tại vùng Minh Hải này thì xem như tôi và Thắng không còngặp nhau nữa. Thực ra, Thắng không trách cái quyết địnhvào sư phạm của tôi mà trách tôi đồng ý về Minh Hải, dẫubiết rằng đó chỉ là một sự sắp xếp vì đồng tiền.Về phía tôi, có lẽ tôi vẫn luôn là con bé Tí Cô Nươngvới nhiều mơ mộng, nên tôi đã từ chối sự giúp đỡ củaThắng cho tôi ở lại thành phố. Tôi nghĩ, Minh Hải như làmột môi trường thử thách lý tưởng nhất cho cá nhân tôi .
    Đúng vậy, khi tôi về tới đây, tôi đã gặp biếtbao khó khăn, thiếu thốn. Không chỉ phương tiện sinh hoạtkém cỏi, khí hậu không thích hợp mà còn bị tình trạng "macũ hiếp ma mới" rất phủ phàng. Bao lần tôi đã khóc sướtmướt một mình. Bao lần tôi đã nghĩ đến Thắng, cầnThắng bên cạnh để cho tôi được bảo bọc, chở che. Nhưngmỗi khi nghĩ đến Thắng, lòng tôi lại ức nghẽn. Tôi giậnThắng, vì tôi vẫn còn yêu Thắng. Tôi lại tự ái, khôngcần sự giúp đỡ của ai, nhất là Thắng. Tôi luôn nhủ lòngsau khi khóc một trận thỏe thuê, là tôi sẽ đứng vững, làtôi sẽ không chịu thua, và không để Thắng cười tôi.Những lúc đó, tôi mới hiểu rõ hơn nụ cười ngượng ngùnghôm nào của thầy Hải.
    Lo miên mang nghĩ ngợi mà tôi đã đến trước cổngtrường từ lúc nào không hay. Gởi xe xong, tôi toan bướcvào lớp thì bác Hùng bảo vệ của trường đã chặn tôi lạivới một gói trà trên tay:
    - Cô Nghi ! Nhân ngày 20 tháng 11, tôi có chút quà biếucô lấy thảo coi như là cám ơn cô đã dạy dỗ giùm mấyđứa con của tôi .
    Tôi vui vẻ đón nhận rồi nói:
    - Cám ơn bác nha ! Bác đừng khách sáo. Dạy dỗ tụinó là trách nhiệm của tôi mà.
    Bác Hùng cười hóm hém:
    - Cô thiệt là tốt quá ! Nè, tối nay bà xã tôi cónấu một nồi canh chua cá bông lau, tôi mời cô ghé nhà dùngcơm luôn nha .
    - Dạ, cám ơn bác. Tôi không dám hứa. Để thu xếpviệc xong sẽ báo cho bác hay sau nha .
    Tôi chào từ giả bác Hùng rồi vội vã đi về phíalớp học mà tôi chủ nhiệm. Tự dưng trong lòng tôi vui vui lạ.Một niềm vui nho nhỏ, nhưng rất đủ để xua đi nổi buồnchợt đến khi nãy. Tôi đưa mắt nhìn vào những lớp họcmà tôi đang đi ngang. Trong đó, hầu hết đều được các emhọc sinh trang hoàng gọn gàng, đẹp mắt hơn mọi khi. Ngày 20tháng 11 mà. Ngày vui nhất của những kẻ làm thầy như tôimà. Tôi chợt nghĩ về bọn học trò của tôi. Không biết bọnchúng sẽ làm gì cho tôi ngày hôm nay đây, và liệu tôi cónhư thầy Hải khi xưa, lúng túng không biết xử trí ra saokhông.
    - Học sinh nghiêm ! Tiếng của lớp trưởng Châu hétvang ra hiệu cho cả lớp đứng dậy chào đón làm tôi giậtmình. Khẻ mỉm cười nhìn dòng chữ " Chào mừng ngày nhà giáoViệt Nam " đơn sơ trên chiếc bảng đen, tôi ra hiệu cho cảlớp ngồi xuống rồi nói:
    - Cám ơn các em!
    Châu liền đứng dậy thưa:
    - Thưa cô, nhân ngày lễ hiến chương các nhà giáo,lớp chúng em xin có vài món quà tặng cho cô .
    Tôi còn chưa kịp trả lời thì bọn học sinh đã ùn ùnkéo đến vây quanh chiếc bàn của tôi đang ngồi. Tụi nó nhaonhao lên:
    - Đây là quà của em tặng cô nè!
    - Cái này là khô mực ngon nhất đó nha cô .
    - Cô ơi, em tặng cô chai nước mắm.
    - Tổ 4 tụi em tặng cô hộp bánh với gói trà.
    - Má em mời cô qua ăn cơm.
    Tôi mỉm cười hạnh phúc nhìn lũ học trò đang vây trònquanh tôi. Những gói quà bình dân, mộc mạc cứ thi nhau đặttrên chiếc bàn con của tôi. Dân miền quê không như dân SàiGòn. Quà cho thầy cô không là những bó hoa rực rỡ mà lạilà những món ăn, những vật dụng thông thường nhưng cầnthiết cho đời sống tại đây. Tôi xúc động thực sự . Tôimuốn ôm vào lòng từng đứa học trò một. Từ đứa ngoannhất như Hiền, Lan, Ngọc, Dũng, đến đứa nghịch ngợm nhấtnhư Cường, Quốc, đứa nào đối với tôi cũng đáng yêuvôcùng.
    - Chúc mừng cô giáo Bích Nghi !
    Trong tiếng ồn ào của lũ học trò, tôi chợt nghe mộtgiọng nói quen thuộc cất lên, giọng nói mà từ lâu, đốivới tôi là cả trời thương nhớ. Tiếp theo câu nói đó làmột đóa hoa hồng tươi thắm hiện ra trước mặt tôi. Đámhọc trò im bặt, tẻ ra, giương mắt ngạc nhiên nhìn ngườiđàn ông vừa xuất hiện. Thắng đang đứng đó, vẫn mặcchiếc áo sơ mi trắng quần jeen xanh như thửa nào còn đi học.
    Tôi hoàn toàn bất ngờ, sửng người ngạc nhiên. Sovới tôi, Thắng trông trẻ trung hơn nhiều.
    Nở nụ cười trên môi, nụ cười rất quen thuộc trongtâm trí tôi, Thắng chậm rãi bước đến:
    - Chào Nghi !
    Lũ học trò dường như đoán ra được phần nào quanhệ giữa tôi và Thắng nên đã tự động tản ra .
    - Thắng có chuyện cần nói với Nghi .
    - Không được ! Ngay lúc này Nghi đang có lớp. - Tôi trảlời Thắng như một cái máy. Con tim tôi vẫn còn đập nhanhvì bao cảm xúc trái ngược đang dấy lên.
    - Không sao ! Thắng sẽ chờ ...
    Thắng xoay người bước ra khỏi lớp cùng với bácHùng. Tôi đứng lặng người nhìn theo họ mà không biếtnói sao .
    - Thưa cô ! Châu lên tiếng, nếu như cô có việc quantrọng thì tụi em không dám giữ cô lại đâu .
    - Cô đi gặp người ta đi cô .
    Phải đợi lớp nhao nhao lên, tôi mới giật mình, trấntỉnh lại phần nào .
    - Không sao ! Tan học rồi cô gặp mấy người họ cũngđược. Thôi chúng ta bắt đầu nha các em.
    Tôi xoay vào bảng, lật cuốn giáo khoa ra nhưng tâm trívẫn không thể tập trung được. Sự xuất hiện của Thắngđã chi phối tôi hoàn toàn. Thắng xuống gặp tôi làm chi ?Còn gì để mà nói với nhau ? Thắng đi công tác ghé thămchăng ? Hay là Thắng sắp lập gia đình nên thông báo ? Baocâu hỏi cứ xoáy lấy tôi .
    - Thưa cô ! - Châu lại lên tiếng.
    Tôi giật mình, lậtnhanh sách giáo khoa, hấp tấp nói như muốn che dấu đi sựlúng túng của mình:
    - Cô cho các em bài tập làm nha .
    - Thưa cô - Châu đến bên tôi lễ phép nói - Cô quênhôm nay là ngày lễ hiến chương nhà giáo sao ?
    Lễ Hiến Chương Nhà Giáo. Phải rồi ! Hôm nay ngàylễ mà, đâu có dạy học. Tôi hồ đồ rồi hay tôi quýnhquáng, mất bình tỉnh rồi.
    - Cô đi đi, tụi em sẽ đến nhà thăm cô chiều nay ! - Châu nắm tay tôi nói khẻ chân thành - Đừng để người ta chờ.
    Tôi xoay lại nhìn con bé. Nó mỉm cười với tôi. Nụcười thật dễ mến.
    - Cám ơn em ! Cám ơn tất cả các em.
    Nói xong, tôi chạy vội ra ngoài, đôi mắt dáo dác tìmThắng. Tôi mong Thắng chưa bỏ đi. Tôi mong Thắng vô cùng.Mặc kệ nền đất lầy lồi, trơn trợt tôi cứ chạy bổvề phía căn nhà bảo vệ của bác Hùng. Thắng không có đó.Tôi hụt hẩng. Bác Hùng nói Thắng vừa đi khỏi. Tôi đứngsững lại, như kẻ mất hồn. Thì ra, tôi vẫn còn yêu Thắngnhiều lắm. Bất giác, hai giọt lệ trào khỏi mắt tôi, lăn nhanh.
    - Nghi !
    Tiếng gọi của Thắng vang lên. Tôi giật mình trông ra cổng. Thắng đang đứng đó bên cạnh chiếc xe đạp,trên vai đeo một túi xách hệt như thời bọn tôi còn làhọc sinh.
    Nỗi vui mừng làm cho tôi quên đi tự ái của ngườicon gái. Tội chạy đến bên Thắng. Nụ cười Thắngthật tươi:
    - Thắng đến đón Nghi nè !
    - Đón Nghi ? - Tôi ngạc nhiên.
    - Phải, Thắng muốn đón Nghi như lúc xưa đã từng đónNghi .
    - Ghét Thắng ! Nghi nghỉ chơi Thắng từ lâu rồi mà.
    Tôi lườm Thắng. Thắng lại cười, gãi gãi tóc hệt như xưa .
    - Í chà, lâu quá rồi mới thấy lại được cái lườmmê hồn đó của Nghi .
    - Xí, lâu là đúng rồi. Ai biểu người ta thí ghét.
    - Không lâu như Nghi tưởng đâu, chỉ mới có... vàiphút thôi à.
    - Là sao ?
    - Là vì Thắng lúc nào cũng nghĩ đến Nghi, cũng nhớđến từng cử chỉ, lời nói của Nghi đó mà.
    - Xí, nhưng Nghi nghỉ chơi Thắng rồi !
    - Trời, làm cô giáo rồi mà cũng còn cái tiếng xí đósao ?
    Tôi mỉm cười. À hén, Thắng nói tôi mới nhớ. Tựnãy giờ cạnh bên Thắng, tôi đã quên đi mất mình đã làmột cô giáo, và Thắng đã là một giám đốc. Tôi cứ ngỡhai đứa chúng tôi vẫn còn cái thuở hồn nhiên, dễ thươngcủa tuổi học trò khi nào. Nghĩ đến đây, tôi chợt buồn.Nụ cười tắt ngay trên môi .
    - Thắng muốn gặp Nghi có chuyện chi ? - Tôi nghiêm giọnghỏi. Đôi mắt xoay sang hướng khác lánh né cái nhìn củaThắng.
    Thắng cất giọng chân thành:
    - Thắng muốn nhờ Nghi một chuyện.
    - Chuyện gì ? Tôi hỏi lơ đãng.
    Thắng chần chừ một tí rồi mạnh dạn ngỏ lời:
    - Thắng muốn nhờ Nghi làm cô giáo cho lũ con củaThắng !
    - Hở ? - Tôi mở to mắt, há hốc miệng, sững người.
    Thắng lại cười dí dỏm:
    - Mà trước tiên là Thắng muốn Nghi giúp cho Thắng cóđược một đàn con thật ngoan, thật đẹp cái đã.
    - Làm sao chứ ? - Tôi ngơ ngẩn, không hiểu gì cả - Làmsao Nghi có thể giúp cho Thắng chuyện đó ?
    Thắng chợt nắm lấy bàn tay của tôi. Đôi mắt nhìntôi thành khẩn:
    - Hãy đồng ý làm vợ của anh !
    Thắng lại đem đến cho tôi một nỗi ngạc nhiên bấtngờ khác.
    - Anh yêu Nghi ! Anh có thể không là một giám đốc,nhưng anh không thể sống thiếu Nghi .
    Tim tôi đập nhanh. Tôi nhìn Thắng ức nghẹn. Tôi chợtgiận Thắng vô cùng. Xoay bước toan bỏ đi, thì Thắng đãgiữ tay tôi lại .
    - Anh xin lỗi vì trong thời gian qua anh thiển cận quá.Chỉ khi sống thiếu em rồi, anh mới dần dần hiểu ra sựquan trọng của em trong đời sống của anh. Nhiều lần, anhmuốn tìm xuống đây gặp em. Nhưng anh sợ em sẽ không tiếpanh. Trên thành phố, anh vẫn thường đến nhà em để biếttin tức về em. Nghi à, ngày hôm nay, anh không còn kềm chếmình được nữa. Anh muốn gặp em, để nói rõ cùng em tấtcả. Anh mong em tha thứ cho anh.
    Thực lòng, tôi không giận Thắng tí nào cả. Sự tứcgiận trong tôi chỉ là vì tự ái của một người con gái.Mỗi khi tôi yếu mềm, mỗi khi tôi cần Thắng mà không cóThắng bên cạnh thì tôi lại giận Thắng. Cái giận đến từtình yêu. Cái giận rất ... con gái.
    - Em có đồng ý tha lỗi cho anh không ?
    Tôi cúi đầu im lặng một tí rồi hỏi:
    - Thắng không ngại Nghi là một cô giáo nghèo sao ?
    Thắng lắc đầu, đôi mắt vẫn nhìn tôi trìu mến:
    - Em nghĩ không đúng về anh rồi. Anh không bao giờ cóthành kiến với nghề giáo cả. Thực ra, anh rất kính trọngnhững người có lý tưởng cao đẹp như em. Trước đây, anhkhông thích việc em thi vào sư phạm vì anh nghĩ với khả năngcủa em, em có thể vào các đại học khác để dễ dàng thựchiện nhiều việc hữu ích hơn sau này. Nhưng anh đâu thểbắt em từ bỏ mộng ước của em.
    Tôi đưa tay chặn ngang lời Thắng:
    - Em hiểu rồi ! Cám ơn anh.
    - Í chà, chịu gọi anh là anh rồi sao ? Nhớ trước kia,dụ thế nào em cũng nhất định không chịu gọi anh là anh đónha .
    Thắng pha trò, tôi cũng ngạc nhiên bật cười. Thắngvội rút trong túi đeo bên cạnh một đóa hồng trao cho tôi:
    - Hoa này là anh đền cho em.
    - Đền cho em ? - Tôi ngỡ ngàng. Thắng giải thích:
    - Em nhớ lần tụi mình đi thăm thầy Hải, anh đưa emmột đóa hoa để em tặng thầy Dương không ? Đó chính làbông hoa mà anh định tặng riêng cho em.
    - Ồ, thì ra là vậy . Tôi cười đón lấy cành hồngđó thì Thắng lại chìa ra một gói ô mai:
    - Còn cái này là ... quà làm năn nỉ của anh nè!
    - A, anh còn nhớ em thích ăn ô mai của tiệm Kim Long à!
    Thắng gật đầu rồi vỗ vào túi đeo, nheo mắt cười:
    - Anh mua đầy cả một túi cho em nè. Biết em là chúaăn hàng mà.
    - Xí... anh lúc nào cũng thấy ghét. - Tôi ngắt Thắng.
    - Thôi mình đi nha .
    - Đi đâu ? - Tôi hỏi .
    - Thì đi kiếm chổ tiêu thụ cho xong bịt ô mai nè!
    - Ừ, vậy thì đi liền.
    - Gớm, lũ học trò mà biết cô giáo chúng ăn hàng mộtcây thì chắc chạy hết.
    - Xí còn khuya đó. - Tui vỗ vào túi đeo bên cạnh khoevới Thắng - Hôm nay tụi nó tặng em toàn đồ ăn không đó anh.
    Thắng gật gù:
    - Quả là thầy nào trò đó !
    Tôi cười rồi nhanh nhẹn ngồi lên yên sau của chiếcxe đạp. Thắng nhắc nhở:
    - Lâu quá không đạp xe, ôm cho chắc coi chừng téxuống xình xí ỉnh thì anh không chịu trách nhiệm đền lạicho lũ học trò của em một cô giáo trẻ đẹp đó nha .
    Tôi đấm vào lưng Thắng:
    - Anh chỉ giỏi có cái miệng khéo nói .
    Thắng cười vang, rồi chậm rãi đạp xe theo hướngtôi chỉ. Tựa vào lưng của Thắng, tôi mơ màng nhớ lạinhững kỷ niệm năm nào của hai đứa chúng tôi khi còn ngồitại ghế nhà trường. Thắng bóp nhẹ lấy bàn tay của tôi, âuyếm nói:
    - Chúng ta sẽ không bao giờ xa cách nhau nữa Nghi nhé.
    ( ngày 20 tháng 11 )
    Do http://sinhvientruonghoa.tk/( ngobaotuan.1991@gmail.com)sưu tầm.Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Rose1






Được sửa bởi Admin ngày Sat Nov 20, 2010 12:53 pm; sửa lần 1.

https://sinhvientruonghoa.123.st

Admin

[CHC] Admin
Quản Trị Viên™
Quản Trị Viên™

Age : 33
.:.Thông tin.:.

» Join date : 04/11/2010» Tổng số bài gửi : 211Đến từ : Đoan Hùng - Phú Thọ


Bài gửiTiêu đề: Re: Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Icon_minitimeSat Nov 20, 2010 12:50 pm
Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Rose1
Cô Giáo Của Em

    Màn đêm cứ lặng lẽ buông dần. Đêm nay sao Quỳnh Anhcảm thấy nhớ đến cô giáo của mình thật nhiều . Bên tranggiấy trắng học trò, cô bé vội vã viết thơ về cho Cô .Quỳnh Anh và Cô mất liên lạc vơí nhau đã hơn 2 năm, đó làtừ ngày Quỳnh Anh rời Việt Nam để định cư tại Hoa Kỳ vàcũng chính là ngày cô giáo rời Việt Nam sang du học tại Pháp.Quỳnh Anh may mắn là đã liên lạc được với một cô bạn cùngthời đại học bên VN . Đó là Kim Long, người bạn đang du họctại vùng Quebec, Montreal, Canada . Cô bé mừng rỡ như bắtđược vàng khi Long đã cho Quỳnh Anh địa chỉ hiện nay của Côtại Việt Nam.
    Những hàng chữ run run viết về hỏi thăm sức khỏe vàcuộc sống của Cô làm cho Quỳnh Anh hồi tưởng và hình dung ratất cả những kỷ niệm mà thầy trò đã từng gắn bó vớinhau khi còn là sinh viên dưới mái trường Đại Học KinhTế (DHKT) ( Đại Học Văn Khoa cũ). Quỳnh Anh còn nhớ rõ lắmnhững ngày rộn ràng bước chân vào trường. Niềm vui thiđậu vào trường chưa dứt thì Quỳnh Anh lại gặp chuyện khôngmay . Nhà trường đã đưa ra kế hoạch kiểm tra ngoại ngữ củatoàn thể sinh viên. Ai mà thi qua được bài kiểm tra chấtlượng của môn tiếng Anh, thì mới được ghi danh vào các lớptiếng Anh của trường, bằng ngược lại sẽ bị dồn vào cáclớp tiếng Pháp và tiếng Nga . Hơn nữa, lúc đó mối quan hệcủa Việt Nam và Nga Xô khá thắm thiết, phong traò học và sửdụng tiếng Nga bắt đầu được phổ biến rộng rãi trongkhắp tất cả các trường tiểu học, trung học và đại học. Vìvậy DHKT không là một ngoại lệ trong vấn đề học hỏi vàtiếp thu cơ cấu phát triển kinh tế của Nga Xô, cũng nhưnhững học thuyết và lý luận của Mác Lê Nin đã thấm nhuầnvào trong tư tưởng của hầu hết các sinh viên.
    Quỳnh Anh vì đã lo luyện thi các môn Toán, Lý, Hoá đểthi vào trường nên cô bé đã lơ hẳn vốn sinh ngữ của mình.Cô bé đã thi trượt bài kiểm tra tiếng Anh đầu năm. Nhưmột cơn ác mộng, Quỳnh Anh đã ngậm ngùi ghi danh vào lớp họctiếng Pháp, mặc dù biết rằng : Tiếng Nga lúc ấy phổ biếnhơn tiếng Pháp rất nhiều . Thật ra mà nói, Quỳnh Anh hình nhưchẳng có một chút cảm tình gì khi nghe người Nga nói, xemsách và chữ của tiếng Nga . Ngày đầu tiên lên lớp tiếngPháp, cả lơp' vỏn vẹn khoảng 15 sinh viên, đang hồi hộpngồi đợi cô giáo của mình. Vài phút lơ đểnh trôi qua, bỗngdưng cả lớp ai nấy đều tròn mắt nhìn khi thấy cô giáobước vào . Như một nàng kiều nữ, Cô đẹp quá ngoài sứctưởng tượng của mọi người . Cả lơp' còn ngạc nhiên hơn nữakhi nghe giọng nói Hà Nội thật nhẹ nhàng và ngọt ngào của Côcất lên. Cô giáo tự giới thiệu:
    - Cô tên là: Phạm Đức Ngọc. Cô có trách nhiệm hướng dẫn lơp' tiếng Pháp của các em trong năm học này . Cô hy vọng là thầy trò chúng ta sẽ cùng hợp tác vui vẻ.
    Phạm Đức Ngọc ! Cái tên sao mang nhiều cá tính của contrai, mặc dù trước mắt mọi người là một cô gái mảnh khảnhvà có nét đẹp thanh tú. Quỳnh Anh ngồi chăm chú nhìn và nghegiọng nói của Cô rồi cố mường tượng ra cô giống ai rấtquen. Cuối cùng, Quỳnh Anh đã nhẹ nhàng ghi vào tấm giấy nhỏvà truyền sang cho Long:
    - Long nè, mi có thấy cô giáo giống như nữ ca sĩ Ái Vân không ?
    Long cũng gật gật ra vẽ đồng ý lắm. Quỳnh Anh liềntruyền sang cho Long thêm một mảnh giấy nhỏ khác:
    - Nếu cho Quỳnh Anh một điều ước bây giờ , Quỳnh Anh sẽ ước làm con trai để đi cua con gái Hà Nội đó.
    Long không nhịn cười được khi thấy Quỳnh Anh đãhết tập trung vào baì học.
    Cô giáo thì đẹp, nói tiếng Pháp lại lưu loát như Tây,nhưng mà bài học đầu tiên thì Quỳnh Anh thấy khó nuốt vôcùng. Chỉ mấy câu giới thiệu, sức khỏe, tên tuổi, nhà cửathôi mà cả lớp cứ bập bẹ cả buổi không xong, cứ như trẻmẫu giáo:
    - Comment- allez vous? (Bạn có khỏekhông?)
    - Enchanté de faire votre connaissance (Rất hân hạnh được biết bạn)
    - Permettez - moi de me présenter (Cho phép tôi tự giới thiệu)
    - Je m' appellẹ..... (Tôi là......)
    - Comment vous vous applez? (Bạn tên chỉ)
    - Òu est ce que vous habitez? (Bạn sống ở đâủ) v.v.......
    Tan lớp học rồi mà trong đầu Quỳnh Anh cứ bị lẩn quẩnvới cái mớ chữ bòng bong ấy, tự hỏi không biết luật lệcủa nó ra sao ? Thật ra là sự khởi đầu thấy khó hơn họctiếng Anh. Các anh bạn cùng lớp mặt mày bơ phờ, hình nhưcũng đang cùng một tâm sự nên đưa mắt nhìn về Quỳnh Anhnhư muốn tìm thấy sự đồng cảm. Chỉ có mỗi con nhỏ Long lànhe răng cười vui vẻ vì nó đã được học cái mớ chữ ấytừ hôì còn ở tiểu học.
    Những ngày học kế tiếp, thật sự cũng chưa tìmđược sự hứng thú và tiến bộ gì cả, Quỳnh Anh bắt đầulo lắng và sợ hãi, mặc dù được rất nhiều bạn bè độngviên, và mua cho Quỳnh Anh nhiều sách vở, tranh ảnh, và tapestrong việc tự học. Một tuần lễ trôi qua, thấy có sự khôngcân bằng giữa một số bạn đã học tiếng Pháp từ nhỏ vàphần đông là chưa biết gì cả, cho nên Cô giáo đã đưa ra ýkiến dạy kèm thêm cho chúng tôi 2 giờ mỗi tuần. Chúng tôi ainấy đều phấn khởi lên hẳn với sự giúp đỡ của Cô giáo .Thế là mỗi sáng thứ năm, không trang trọng như các ngàythường, cô giáo cũng trong những chiếc áo thun và quần Jeannhư đám học trò. Nhìn Cô thấy thân thiện và gần gủi hơn.Có khi vì bận rộn quá, Cô mang cả bánh mì sandwiche vào lớp,vừa ngồi giảng baì vưà ăn trông Cô rất ư là tự nhiên.
    Không biết tự bao giờ đám học trò đã thật sự quấnquít bên cô Ngọc. Có khi Cô vì bận rộn không đến trườngđược, thế là cả đám kéo đến nhà quấy cô giáo . Nhà củacô chỉ là một căn phòng nhỏ ở khu Cư Xá giành cho giáo viên.Vậy mà cả đám cũng chen chút kéo bàn ghế, ngồi quây quầnbên Cô để nghe Cô giảng bài . Đến nơi rồi mới biết thếgiới của cô thật là nhỏ bé. Thầy thì đang du học bên LiênXô, xung quanh góc phòng nhỏ bé này chỉ có Cô và đứa con trainhỏ 7 tuổi, Bé Cún.
    Quỳnh Anh là đứa học trò thân vơí Cô nhất. Cô békhéo nịnh này dĩ nhiên là mau mắn chiếm được tình cảm củacô giáo . Nhưng cô thương và quý Quỳnh Anh ở chỗ cô bé rấtsáng, tiếp thu bài vở nhanh lẹ hơn các bạn còn lại . Hơn nữaQuỳnh Anh lại hay có những nụ cười rất hóm hỉnh khi các bạntrai bị cô giáo tra tấn. Những lúc ấy, Quỳnh Anh và Cô hayđưa mắt nhìn nhau, rồi cứ tủm tỉm cười . Trong cách dùng củatiếng Pháp, có sự phân chia rõ ràng danh từ giống đực vàdanh từ giống cái: nếu danh từ được quy định là giống cáithì phía trước được kèm theo chữ la .... ex: la table, la voiture( xe hơi).... Còn ngược lại thì tiếp đầu ngữ là le ... ex: lechien (con chó).... Có một lần trong giờ học , Cô gọi bạnTuấn:
    - Này em dịch lại đoạn conversation ấy, xem ý noí gì.
    Anh Tuấn tuy đã lớn, nhưng vẫn còn bị đỏ mặt mỗi khibị chọc quê . Anh chậm rãi dịch thật kỹ đoạn văn ấy . Đếnđoạn gặp chữ la Police, Anh thật thà dịch ra là BÀ CẢNH SÁT.Cô giáo và Quỳnh Anh không nhịn được mà cươì ngất đi . AnhTuấn biết là đang bị quê lắm, nên Anh đưa mắt to thao láonhìn về Quỳnh Anh như muốn ăn tươí nuốt sống. Biết vậy,ngay sau khi lớp tan học, Quỳnh Anh ôm cặp chạy xuống bãi đậuxe thật nhanh, bỏ lại tiếng kêu inh ỏi của Anh Tuấn:
    - Quỳnh Anh, Quỳnh Anh,..... đợi chút đi .
    Trên đường về nhà, Quỳnh Anh lẩm bẩm:
    - Sao mình thật ghét con trai có cái tên: Anh Tuấn, mà cứ gặp hoài không biết nữa ? Con trai có tên Anh Tuấn thường làm cho Quỳnh Anh cảm thấy người ấy rất kiêu ngạo .
    Đã gần được 3 tháng, tình cảm của Cô Ngọc và chúngtôi ngày càng thắm thiết hơn. Gần kề ngày lễ Hiến ChươngNhà Giáo, Quỳnh Anh cùng bạn bè đóng góp tiền lại để muamột món quà, định làm một sự ngạc nhiên lớn cho Cô . Mua quàcho Cô thật là khó lắm, vì hầu như về đơì sống vậtchất, cô chẳng thiếu thứ gì, toàn sài đồ sang mang nhãnhiệu của Pháp. Nghĩ đi nghĩ lại, Quỳnh Anh đề nghị mua cho Cômột đôi giày cao gót.
    Không biết sao Anh Tuan cũng có hứng thú trong việc muagiày cho Cô (?) Một buổi chiều mà gần như đang vào Thu,nhữnglá vàng nhẹ rơi thật nhiều trên đường phố, Anh Tuấn cùngQuỳnh Anh và Thu thả xe đạp dọc theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa,ngang qua các trường Trung Học Marie Curie và Lê Quý Đôn, cùngngắm nhìn các nữ sinh trong các tà áo dài trắng đẹp ngâyngất. Chúng tôi lặng lẽ đưa mắt nhìn nhau trong niềm cảm xúckhó tả. Dọc theo đường Lê Thánh Tôn, thật là nhiều hàn ggiày nôí tiêp' nhau . Lang thang qua từng tiệm một, Quỳnh Anhvừa bị mỏi chân vừa phải thử hết đôi giày này đến đôigiày khác mà Anh Tuấn ra lệnh. Lựa cả buổi rồi mà vẫn chưađược đôi nào thấy ưng ý, Quỳnh Anh bắt đầu nhõng nhẽo:
    - Nè Anh Tuấn, em đau chân lắm rồi đó nha . Anh coi chừng lát là phải cõng em về đó.
    - Trời ơi, kiên nhẫn tí xíu đi cô bé. Chút nữa mua xong anh dắt mấy đứa ra ăn bánh cuốn.
    Quỳnh Anh nghe vậy mặt sáng rỡ lên, rồi tiếp:
    - Là anh hứa đó nha . Mà ăn xong phải được uống nước long nhãn phải không ?
    - I da, coi bộ đói bụng quá rồi hả Quỳnh Anh. Em lúc nào cũng mắt bự hơn cái bao tử. Lát mà bỏ thừa nữa là cho Quỳnh Anh trả tiền hết đó nha . Chịu không cô nương ?
    - Anh đừng lo . Chiều nay có ngồi tới tối, em cũng ráng ăn hết.
    Đi hết tất cả các tiệm, sau cùng chúng tôi lại quaytrở lại cái tiệm đầu tiên, và chọn được một đôi kháxinh và cũng phù hợp với túi tiền. Lựa được một đôigiày như vậy, ai cũng thấy phấn khởi và hình như quên cảđói . Nói gì chớ, Quỳnh Anh cứ vờ vờ đi bộ theo Anh Tuấnvà Thu về hướng những tiệm ăn như là đang vô tình. AnhTuấn biết ý mà, nên đưa chúng tôi vào ăn một bữa no căngcả bụng. Lúc ấy trời cũng bắt đầu nhá nhem tối, Anh Tuấntrao cho Quỳnh Anh đôi giày và dặn kỹ gói ghém cho cẩn thận.Chúng tôi chia tay và cùng ra về.
    Bao nhiêu chuẩn bị cho ngày lễ 20 tháng 11 rồi cũngđến. Quỳnh Anh trong bộ áo dài trắng xóa, hai tay ôm hoa tươivà gói quà, nhưng mà chân lại bước hơi khập khểnh vì đôidày cao ghót bắt đầu làm cho cô bé đau chân. Như đã dặntrước, tất cả con gái hôm nay đều mặc áo dài, còn con traithì mặc quần tây và áo sơ mi trắng. Con trai cũng có tráchnhiệm đi đón từng bạn gái một ở tận nhà. Còn Quỳnh Anhthì được miễn, vì bố của Quỳnh Anh luôn là tài xế choQuỳnh Anh trong những ngày lễ lớn. Đó là một niềm hảnhdiện, cũng như sự chăm sóc tận tình hơn là đón cô gái úttan học đúng giờ, cho cô bé khỏi la cà đi chơi trong nhữngngày lễ lớn.
    Cô Ngọc hôm nay cũng trong chiếc áo dài gấm màu vàng anhrất là rực rỡ. Chúng tôi lại tìm được ở Cô một nétđẹp dịu hiền và thùy mị hơn so vơí những ngày thường đihọc, mà Cô luôn luôn trong các bộ y phục kiểu Tây Phương.Quỳnh Anh ngồi nhìn Cô ngây ngất, thoáng dựt nảy mình khi AnhTuấn hình như đã nhìn thật lâu về phía mình. Quỳnh Anh vộimang hoa tươi và quà để lên bàn, lúc đó cả lơp' cũng đứngdậy, bên lời chúc của Anh Tuấn thật truyền cảm đến vớiCô giáo trong ngày lễ.
    Quỳnh Anh ôm bó bông và món quà lên tặng Cô . Cả haiđều xiết chặt lấy nhau như là cô cháu thân thiết. Và đâycũng là lần thứ hai Cô nói tiếng Việt thật nhiều để cảmơn sự quí mến của chúng tôi giành cho Cô . Đôi mắt của Côbỗng long lanh hẳn lên, có phải chăng đó là những giòng lệnhư đang được Cô cố chặn lại (?) Cô thật sự tìm đượcmột nguồn tình cảm ấm áp từ đám học trò, nó đã che lấpmột phần nào những tháng ngày cô đơn lạnh lẽo khi không cóThầy ở bên cạnh. Một phút lơ đểnh, Quỳnh Anh thầm nghĩ:
    - Thầy Thành đang làm luận án tiến sĩ ở nước ngoài có biết hay chăng Cô Ngọc đã có tụi em đây này ?
    Hôm ấy thật là vui lắm, Cô Ngọc cho nghỉ học, thầytrò quấn quít bên nhau nghe Cô kể truyện về thời gian Cô duhọc ở bên Pháp. Quỳnh Anh nghe say mê và hình dung ra như đangđược đứng trước tháp Effel, được đi ngang qua dòng sôngSene và Nhà thờ : Notre Dame, vào thăm các tòa lâu đài cổ xưacủa các đời vua chúa, đi về vùng Cognac, xứ xở nổi tiếngvề trồng nho và sản xuất rượu vang... Nghe Cô kể thật là mêlắm, mọi người đêù mơ ước có một lần bước chân đếnPháp. Trong niềm hân hoan của ngày lễ, chúng tôi rơì lớp họckéo ra phía Hồ Con Rùa, để cùng Cô chụp những tấm hình kỷniệm. Thấm thoát vậy mà một, hai năm học cùng Cô đã trôiqua . Năm thứ ba bước vào ngành, lớp học tiếng Pháp đãđược tách rạ Quỳnh Anh và một số bạn theo học ngành Kinh TếDu Lịch thì vẫn được Cô hướng dẫn học tiếp. Năm ấy,Quỳnh Anh thường hay tránh né những cuộc đối thoại riêng, vìsợ Cô sẽ hỏi thăm đến anh bạn trai của Quỳnh Anh. Có lần Côthẳng thắn hỏi thăm Quỳnh Anh:
    - Quỳnh Anh à, bữa nào dắt anh bạn trai mà cứ hay thập thò ngoài cửa lớp đón em tan học đến nhà cô chơi .
    Quỳnh Anh đỏ mặt định lắc đầu, thì Cô liền tiếp:
    - Này đừng có nói là anh trai của em đó nha cô bé. Gần đây Cô thấy em hơi lạ đó, có vẻ không tập trung mấy mỗi khi tan học. Nói cho Cô biết bạn ấy tên gì và đang học ngành gì hả ?
    Quỳnh Anh hết chối nên thành thật trả lời:
    - Anh ấy tên là Tuấn Anh cô ạ, đang theo học ngành Kinh tế Ngoại thương và hơn em một khóa .
    Cô Ngọc tủm tỉm cười rồi tiếp:
    - Không Anh Tuấn thì giờ lại Tuấn Anh hả em. À, em làm Cô nhớ đến Anh Tuấn, không biết hiện giờ anh ta ra sao ? Hết làm cái đuôi của Quỳnh Anh rôì hả ?
    - Tụi em vẫn thường gặp nhau trong thư viện đấy Cô . Anh ấy giờ đang học ngành Quản Trị Kinh Doanh, và học giỏi lắm, mấy cô đi theo quá trơì đó Cô ạ. Anh ấy làm cái đuôi cho em mỏi chân rồi .
    Năm học cuối cùng tại trường, Quỳnh Anh được biếtsắp sửa phải đi định cư với chị gái của mình tại Mỹ, nêncô bé bắt đầu lơ là trong việc học tiếng Pháp. Thay vàođó, Quỳnh Anh đã chuyển sang học tiếng Anh trở lại . Lúc nàyQuỳnh Anh thường ghé nhà của Cô nhiều hơn, cả hai thường láixe xuống chợ Bến Thành mua sắm, hoặc lang thang tìm mấytiệm ăn ngon. Hơn nữa, thầy Thành đã xong luận án tiến sĩvà đã trở về. Thầy và Cô sống rất là hạnh phúc và đãsanh thêm một bé trai rất là dễ thương. Ai cũng có thể thấyrằng Thầy và Cô rất là đẹp và xứng đôi, mỗi khi cả haibước chân vào trường. Đó cũng là những ấn tượng đẹpnhất về Thầy và Cô mà Quỳnh Anh còn giữ mãi trước khi rađi .
    Quỳnh Anh và Cô Ngọc chia tay nhau trong sự quyến luyếnnhư chị em ruột thịt. Cô lúc nào cũng động viên cho Quỳnh Anhthật nhiều:
    - Quỳnh Anh à, em là một đứa con gái thông minh và nhiều nghị lực lắm. Cho nên qua Mỹ, em ráng học cho giỏi và vẫn gặt hái được nhiều thành công trong học tập. Và Cô tin là em sẽ đạt được như vậy . Cô sẽ qua Pháp du học một năm. Hy vọng là thầy trò mình luôn giữ được liên lạc với nhau em nhé.
    Quỳnh Anh ôm chầm lấy Cô :
    - Em chúc Cô và Thầy luôn mãi mãi hạnh phúc.
    Thời gian đã thấm thoát trôi qua nhanh quá ! Ba năm, QuỳnhAnh không nhận được tin gì của cô giáo nữa sau 1 năm sốngở Mỹ. Không biết Cô đã như thế nào, đời sống ra sao ?Quỳnh Anh bàng hoàng khi nhận được lá email từ nhỏ Kim Long:
    - Nhỏ nè, Long nghe nói Cô Ngọc và Thầy Thành đã ly dị rồi, nghe nói Thầy Thành đã có một người đàn bà khác, khi Cô Ngọc trong thời gian du học tại Pháp.
    Sự thật sao mà khó tin lắm, nhưng nó là sự thật.Người cô giáo mà Quỳnh Anh thấy như một sự hoàn hảo sao lạichịu tấm bi kịch này . Có phải người ta thường nói: "Xamặt cách lòng." Cô đã từng đợi Thầy 3 năm, sao chỉ cómột năm đợi Cô, mà Thầy đã rẽ bước ?
    Tối nay tất cả những kỷ niệm về người cô giáo màQuỳnh Anh thương yêu nhất cứ lãng vãng mãi trong đầu . Thơđã dài hơn 3 trang giấy, Quỳnh Anh muốn viết thật nhiều,gợi lại cho Cô những kỷ niệm thật vui vẻ, để cho Cô cónhững thoáng quên đi sự thật phũ phàng mà Cô đang chịuđựng.
    Minnesota, 12/18/96
    Thương nhớ về Cô

    Quỳnh Anh

    Do http://sinhvientruonghoa.tk/
    ( ngobaotuan.1991@gmail.com)sưu tầm.



https://sinhvientruonghoa.123.st


[CHC] Sponsored content


.:.Thông tin.:.

» »


Bài gửiTiêu đề: Re: Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô. Icon_minitime



Những lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô.Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Viết "Tiếng Việt" để tôn trọng văn hoá VN
Không nên viết toàn tiếng Anh hay tiếng nước ngoài
Bài vi phạm sẽ bị del

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Welcome forum Sinhvientruonghoa.tk-‘๑’-  :: 

News

 :: 

Gíao Dục - Y Tế

-