-‘๑’- Welcome forum Sinhvientruonghoa.tk-‘๑’-
-‘๑’- Chào mừng bạn đến với forum-‘๑’-
-‘๑’- Hãy đăng kí ngay để tham gia diễn đàn với chúng tôi-‘๑’-
-‘๑’- Trường Cao Đẳng Hoá Chất -‘๑’-
-‘๑’- Welcome forum Sinhvientruonghoa.tk-‘๑’-
-‘๑’- Chào mừng bạn đến với forum-‘๑’-
-‘๑’- Hãy đăng kí ngay để tham gia diễn đàn với chúng tôi-‘๑’-
-‘๑’- Trường Cao Đẳng Hoá Chất -‘๑’-
-‘๑’- Welcome forum Sinhvientruonghoa.tk-‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
270 Số bài - 28%
211 Số bài - 22%
129 Số bài - 13%
117 Số bài - 12%
55 Số bài - 6%
53 Số bài - 5%
38 Số bài - 4%
35 Số bài - 4%
35 Số bài - 4%
29 Số bài - 3%

CÔNG BỐ CHUẨN ĐẦU RA (Đào Tạo)Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Bình chọn cho bài viết:

Admin

[CHC] Admin
Quản Trị Viên™
Quản Trị Viên™

Age : 33
.:.Thông tin.:.

» Join date : 04/11/2010» Tổng số bài gửi : 211Đến từ : Đoan Hùng - Phú Thọ


Bài gửiTiêu đề: CÔNG BỐ CHUẨN ĐẦU RA (Đào Tạo) CÔNG BỐ CHUẨN ĐẦU RA (Đào Tạo) Icon_minitimeFri Dec 03, 2010 7:37 pm


CÔNG BỐ CHUẨN ĐẦU RA
Năm học: 2010 - 2011



(Ban hành kèm theo Quyết định số: 643 /QĐ-CĐHC ngày15 tháng 12 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hóa chất)

a) Tên ngành đào tạo: Công nghệ Hóa học Tên tiếng Anh: Chemical Technologyb)
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
)
Yêu cầu về kiến thức:
- Kiến thức chung:Đảm bảo nền kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia khối ngành Công nghệ (Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)- Kiến thức chuyên ngành:Có kiến thức cơ bản về ngành Công nghệ Hoá học và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành trong Công nghệ hoá học được đào tạo;
d) Yêu cầu về kỹ năng:
* Kỹ năng cứng:- Điều khiển, vận hành, bảo trì hệ thống máy móc thiết bị trong công nghiệp hoá chất - dầu khí như : hoá chất cơ bản, phân bón, cao su, chất dẻo, chất tẩy rửa tổng hợp, chất bảo vệ thực vật, mỹ phẩm, dược phẩm, xi măng, gốm sứ, thuỷ tinh, mạ và bảo vệ kim loại, xử lí và bảo vệ môi trường, lọc dầu, hoá dầu, ...;- Tổ chức và quản lí sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại;- Tham gia triển khai xây dựng các dự án về công nghiệp hoá chất;- Triển khai công nghệ, kinh doanh các sản phẩm hoá chất- dầu khí;- Kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, sản phẩm: hoá chất; dược phẩm; mỹ phẩm; môi trường; xi măng, thuỷ tinh, gốm sứ và các loại vật liệu xây dựng tiên tiến; môi trường công nghiệp và dân sinh;- Giao tiếp làm việc nhóm và làm việc độc lập có hiệu quả;- Phân tích, lựa chọn và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn sản xuất của ngành công nghệ hoá học;- Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo.* Kỹ năng mềm:- Sau khi tốt nghiệp cử nhân cao đẳng công nghệ hóa học đạt trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B .
đ) Yêu cầu về thái độ: - Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những kiến thức kỹ thuật cơ sở, chuyên ngành và các kỹ năng thực hành để đảm nhận được các công việc trong công nghệ hoá học.- Sau khi tốt nghiệp cử nhân cao đẳng công nghệ hoá học có thể đảm nhận được các công việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu thuộc lĩnh vực Công nghệ hoá học.e) Các chuyên ngành đào tạo:Hiện nay nhà trường đang đào tạo 10 chuyên ngành thuộc ngành Công nghệ Hóa học, bao gồm:1- Hóa phân tích2- Công nghệ các hợp chất vô cơ cơ bản3- Công nghệ phân khoáng4- Công nghệ điện hóa5- Công nghệ hóa môi trường6- Công nghệ vật liệu silicat7- Công nghệ các hợp chất hữu cơ cơ bản8- Công nghệ lọc-hóa dầu9- Công nghệ gia công chất dẻo10- Công nghệ hóa dược
CHUYÊN NGÀNH HÓA PHÂN TÍCH
a) Tên chuyên ngành đào tạo: Hóa Phân tích thuộc ngành Công nghệ Hóa học Tên tiếng Anh: Analytical Chemistry of Chemical Technologyb) Trình độ đào tạo: Cao đẳngc) Yêu cầu về kiến thức:* Kiến thức chung:Đảm bảo nền kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia khối ngành Công nghệ (Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo))* Kiến thức cơ sở của ngành:Trình bày được các kiến thức cơ bản về Hóa học phân tích bao gồm các phương pháp phân tích Hóa học và các phương pháp phân tích công cụ (các phương pháp phân tích hóa lý, vật lý).* Kiến thức chuyên môn:Phân tích kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm cho các dây chuyền sản xuất thuộc lĩnh vực hóa học và liên quan đến hóa chất:+ Sản xuất hoá chất cơ bản: HCl, H2SO4, NaOH, Clo, Javen, …+ Sản xuất phân bón: Đạm, Lân, Kali, NPK,…+ Sản xuất Gang, Thép, các kim loại mầu.+ Sản xuất Xi măng, các chất kết dính và Gốm, Sành Sứ.+ Sản xuất Kính Thuỷ tinh, Thuỷ tinh lỏng.+ Sản xuất bột giặt và các chất tẩy rửa khác.+ Sản xuất bột giấy và giấy.+ Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.+ Dây chuyền nhuộm và dệt vải.- Phân tích các hợp chất hữu cơ, sản phẩm hoá dầu.- Phân tích môi trường.- Phân tích kiểm tra An toàn vệ sinh thực phẩm.- Phân tích kiểm nghiệm dược phẩm.- Phân tích kiểm tra Hoá mỹ phẩm.
d) Yêu cầu về kỹ năng:
* Kỹ năng cứng:-Pha chế được các loại dung dịch sử dụng trong phòng thí nghiệm.- Thực hiện đúng các quy trình phân tích định tính, định lượng bằng phương pháp hóa học và các phương pháp phân tích hóa lý, vật lý hiện đại.- Sử dụng tốt các máy phân tích quang phổ, điện hóa, sắc ký,…- Bố trí, sắp xếp phòng thí nghiệm và dự trù vật tư, hóa phẩm phục vụ công việc phân tích một cách khoa học và hợp lý.- Tổ chức tốt hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao.* Kỹ năng mềm: Sau khi tốt nghiệp người học sẽ đạt trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B
đ) Yêu cầu về thái độ: Đào tạo ra đội ngũ cử nhân ngành hóa phân tích có tay nghề, kiến thức chuyên môn tốt, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.e) Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: - Các nhà máy, công ty sản xuất hóa chất và các sản phẩm có liên quan đến hóa chất như: sản xuất hóa chất cơ bản; phân bón; sản xuất xi măng; gốm, sứ, thủy tinh; sản xuất gang thép; sản xuất bột giấy và giấy; sản xuất thuốc trừ sâu, bột giặt, thuốc nhuộm, Hóa mỹ phẩm, công ty sản xuất thuốc tân dư ợc- Các phòng thí nghiệm của viện nghiên cứu.- Các trường học đào tạo về ngành hoá học.- Các phòng thí nghiệm hoá ở các trường phổ thông.- Các trung tâm thí nghiệm, quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường.- Các phòng xét nghiệm của các bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng.g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:- Tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn (liên thông lên Đại học)h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ PHÂN KHOÁNG
a) Tên chuyên ngành đào tạo: Công nghệ Phân khoáng thuộc ngành Công nghệ Hóa học Tên tiếng Anh: Mineral Manure Technology of Chemical Technologyb) Trình độ đào tạo: Cao đẳngc) Yêu cầu về kiến thức:
- Kiến thức chung: Đảm bảo nền kiến thức đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia khối ngành Công nghệ (Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Kiến thức cơ sở của chuyên ngành Công nghệ phân khoáng:
+ Có kiến thức cơ bản của các môn học kỹ thuật cơ sở ngành và nắm được mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học trong chương trình đào tạo của ngành và chuyên ngành;
+ Có kiến thức về nội qui an toàn lao động, trang bị bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường;
+ Có kiến thức cơ bản về Tiếng Anh chuyên ngành.
- Kiến thức chuyên môn của chuyên ngành:
+ Trình bày được cơ sở lý thuyết quá trình sản xuất các phân khoáng: Xôda, phèn nhôm, bột màu vô cơ, phân lân, phân đạm, phân tổng hợp N-P-K, DAP,…
+ Trình bày được quy trình sản xuất các loại sản phẩm thuộc chuyên ngành được đào tạo;
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật của các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất các sản phẩm muối và phân khoáng;
+ Tính toán được cân bằng vật chất cho các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất.
d) Yêu cầu về kỹ năng:
* Kỹ năng cứng:
- Vận dụng được những kiến thức chung và những kiến thức cơ bản ngành để phục vụ cho kiến thức chuyên môn;
- Vận dụng được những kiến thức lý thuyết vào thực tế sản xuất;
- Vận hành được các loại thiết bị của ngành công nghệ sản xuất các loại muối và phân khoáng;
- Bảo trì, bảo dưỡng, lắp đặt được các loại thiết bị của ngành công nghệ sản xuất các muối và phân khoáng;
- Xử lý được các sự cố thường xẩy ra trong công đoạn sản xuất được phân công;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
* Kỹ năng mềm: Sau khi tốt nghiệp người học sẽ đạt trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B
đ) Yêu cầu về thái độ:
Đào tạo người học ở trình độ Cao đẳng chuyên ngành phân khoáng có đủ kiến thức về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; Có đầy đủ kiến thức cơ sở của ngành Công nghệ hoá học; Có đầy đủ kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực hiện các công việc của chuyên ngành Công nghệ phân khoáng; Có đạo đức và sức khoẻ tốt đáp ứng nhu cầu lao động cho xã hội.
e) Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Trực tiếp sản xuất, chỉ đạo kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất các muối và phân khoáng; cụ thể:
+ Trợ giúp kỹ sư nghiên cứu và tổ chức thử nghiệm sản xuất các sản phẩm mới ở các viện nghiên cứu hoặc cơ sở sản xuất;
+ Hướng dẫn thực hành ở trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và giảng dạy các môn lý thuyết chuyên môn ở bậc thấp hơn;g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:- Tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn (liên thông lên Đại học)h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:





CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN HÓA
a) Tên chuyên ngành đào tạo: Công nghệ Điện hóa thuộc ngành Công nghệ Hóa học Tên tiếng Anh: Electrical Chemical Technology of Chemical Technologyb) Trình độ đào tạo: Cao đẳngc) Yêu cầu về kiến thức:
- Kiến thức chung:
Đảm bảo nền kiến thức đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia khối ngành Công nghệ (Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 06 năm 2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Kiến thức cơ sở của chuyên ngành Công nghệ điện hoá:
+ Có kiến thức cơ bản của các môn học kỹ thuật cơ sở ngành và nắm được mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học trong chương trình đào tạo của ngành và chuyên ngành;
+ Có kiến thức về nội qui an toàn lao động, trang bị bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường;
+ Có kiến thức cơ bản về Tiếng Anh chuyên ngành.
- Kiến thức chuyên môn của chuyên ngành:
+ Trình bày được cơ sở lý thuyết của các quá trình điện cực, điện hoá học trên bề mặt kim loại; Phương pháp tạo lớp che phủ trên bề mặt ( bảo vệ ăn mòn, trang sức, tăng độ cứng, dẫn điện, cách điện, phản quang. . .);
+ Trình bày được các quy trình sản xuất các loại nguồn điện hoá học, các hợp chất hoá học bằng điện phân, sản xuất nhôm bằng điện phân muối nóng chảy....;
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trong dây chuyền điện hoá và dây chuyền sản xuất các sản phẩm bằng phương pháp điện hoá;
+ Tính toán được cân bằng vật chất cho các thiết bị chính trong dây chuyền điện hoá và dây chuyền sản xuất các sản phẩm bằng phương pháp điện hoá.
d) Yêu cầu về kỹ năng:
* Kỹ năng cứng:
- Vận dụng được những kiến thức chung và những kiến thức kỹ thuật cơ sở để phục vụ cho kiến thức chuyên môn;
- Vận dụng được những kiến thức về lý thuyết để áp dụng cho thực hành;
- Vận hành được các loại thiết bị của ngành công nghệ điện hoá như mạ điện, nguồn điện, sản xuất xút – clo;
- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị của ngành công nghệ điện hoá;
- Xử lý được các sự cố thường xẩy ra trong công đoạn sản xuất được phân công;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
* Kỹ năng mềm: Sau khi tốt nghiệp người học sẽ đạt trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B.
đ) Yêu cầu về thái độ:
Đào tạo người học ở trình độ Cao đẳng chuyên ngành Công nghệ điện hoá có đủ kiến thức về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; Có đầy đủ kiến thức cơ sở của ngành Công nghệ hoá học; Có đầy đủ kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực hiện các công việc của chuyên ngành Công nghệ điện hoá; Có đạo đức và sức khoẻ tốt, đảm bảo đáp ứng nhu cầu lao động cho xã hội.
e) Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Trực tiếp sản xuất, chỉ đạo kỹ thuật ở các cơ sở mạ điện, tạo lớp che phủ bảo vệ, trang sức, sản xuất pin- ắc quy, sản xuất xút- clo, sản xuất nhôm bằng điện phân muối nóng chảy, tinh chế kim loại bằng điện phân;
- Trợ giúp kỹ sư nghiên cứu và tổ chức thử nghiệm sản xuất các sản phẩm mới ở các viện nghiên cứu hoặc cơ sở sản xuất;
- Hướng dẫn thực hành ở trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và giảng dạy các môn lý thuyết chuyên môn ở bậc thấp hơn;g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:- Tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn (liên thông lên Đại học)h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo



CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA MÔI TRƯỜNG
a) Tên chuyên ngành đào tạo: Công nghệ Hóa Môi trường thuộc ngànhCông nghệ Hóa học Tên tiếng Anh: Environment Chemical Technology of Chemical Technologyb) Trình độ đào tạo: Cao đẳngc) Yêu cầu về kiến thức:
2. Kiến thức
- Kiến thức chung:
Đảm bảo nền kiến thức đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia ngành Công nghệ hoá học (Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Kiến thức cơ sở của chuyên ngành Công nghệ Hoá môi trường:
+ Có kiến thức cơ bản của các môn học kỹ thuật cơ sở ngành và nắm được mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học trong chương trình đào tạo của ngành và chuyên ngành;
+ Trình bày được nội qui về an toàn lao động, trang bị bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường;
+ Có kiến thức cơ bản về Tiếng Anh chuyên ngành.
- Kiến thức chuyên môn của chuyên ngành:
+ Trình bày được những vấn đề cơ bản của hệ sinh thái, môi trường, tự nhiên, công tác quản lý môi, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường.
+ Trình bày được sự tác động của việc ô nhiễm môi trường đến sinh vật và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường;
+ Trình bày được cơ sở lý thuyết của các quá trình xử lý chất thải: Xử lý khí thải, xử lý nước thải và nước cấp, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hiểm;
+ Trình bày được các quy trình xử lý chất thải;
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trong các dây chuyền xử lý chất thải.
d) Yêu cầu về kỹ năng:
* Kỹ năng cứng:
- Vận dụng được những kiến thức chung và những kiến thức kỹ thuật cơ sở để phục vụ cho kiến thức chuyên môn;
- Vận dụng được những kiến thức lý thuyết để áp dụng vào thực tế;
- Vận hành được các loại thiết bị của ngành công nghệ hoá môi trường;
- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị của ngành công nghệ hoá môi trường;
- Xử lý được các sự cố thường xẩy ra trong công đoạn sản xuất được phân công;
- Tiến hành được các thí nghiệm, phân tích và giải thích được các dữ liệu;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
* Kỹ năng mềm: Sau khi tốt nghiệp người học sẽ đạt trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B
đ) Yêu cầu về thái độ:
Đào tạo người học ở bậc Cao đẳng chuyên ngành Công nghệ Hoá môi trường có đủ kiến thức về về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; Có đầy đủ kiến thức cơ sở của ngành Công nghệ hoá học; Có đầy đủ kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực hiện các công việc của chuyên ngành Công nghệ hoá môi trường; Có đạo đức và sức khoẻ tốt đáp ứng nhu cầu lao động cho xã hội.
e) Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Trực tiếp phân tích, xác định, xử lý, chỉ đạo kỹ thuật tại các cơ sở xử lý các nguồn chất thải (khí, lỏng, rắn) làm ô nhiễm môi trường;
- Trợ giúp kỹ sư nghiên cứu và tổ chức thử nghiệm các vấn đề xử lý môi trường, áp dung công nghệ sản xuất sạch hơn nhằm cải tiến nâng cao chất lượng các quy trình công nghệ, hạn chế tối đa lượng chất thải thải ra môi trường;
- Kỹ thuật viên tại các cơ quan quản lý môi trường, các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu về môi trường.
- Các bộ phận xử lý, quản lý, kiểm soát môi trường trong các nhà máy, cơ sở sản xuất,...
- Hướng dẫn thực hành ở trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và giảng dạy các môn lý thuyết chuyên môn ở bậc thấp hơn;g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:- Tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn (liên thông lên Đại học)h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:



CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU SILICAT
a) Tên chuyên ngành đào tạo: Công nghệ Vật liệu Silicat thuộc ngành Công nghệ Hóa học Tên tiếng Anh: Silicate Material Technology of Chemical Technologyb) Trình độ đào tạo: Cao đẳngc) Yêu cầu về kiến thức:- Kiến thức chung:Đảm bảo nền kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia khối ngành Công nghệ (Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)- Kiến thức cơ sở của chuyên ngành:Có kiến thức cơ sở chuyên ngành CN vật liệu silicat về: Thiết bị nhiệt và lò nung vật liệu Silicat; Máy và thiết bị Silicat;…- Kiến thức chuyên môn của chuyên ngành:Có kiến thức về công nghệ sản xuất xi măng và chất kết dính; Công nghệ sản xuất gốm sứ; Công nghệ sản xuất thủy tinh; Công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa; Chất màu vô cơ; …
d) Yêu cầu về kỹ năng:
* Kỹ năng cứng:- Vận hành các thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất: Gốm sứ; Vật liệu chịu lửa; Xi măng và các chất kết dính vô cơ; Thủy tinh; Chất mầu vô cơ…
- Tổ chức, điều hành, chỉ đạo sản xuất. Kiểm tra máy móc thiết bị và sản phẩm.- Kèm cặp tay nghề cho người có trình độ thấp hơn.
- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.- Phân tích kiểm định về cơ lý vật liệu xi măng, gốm sứ,, thủy tinh, vật liệu chịu lửa.- Giảng dạy các môn lý thuyết, thực hành chuyên môn ở bậc học thấp hơn.* Kỹ năng mềm: Sau khi tốt nghiệp người học sẽ đạt trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B
đ) Yêu cầu về thái độ: Đào tạo sinh viên chuyên ngành Công nghệ vật liệu Silicat; có phẩm chất chính trị, có đạo đức tư cách, có sức khoẻ, có khả năng làm việc tập thể, đáp ứng các yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Sinh viên Cao đẳng Công nghệ vật liệu Silicat được trang bị kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn cần thiết, có khả năng tổ chức, quản lí kỹ thuật tại các dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu Silicat nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.e) Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp- Là cán bộ kỹ thuật sản xuất, phòng kỹ thuật công nghệ tại các Công ty:+ Công ty sản xuất gốm sứ (sản xuất gốm xây dựng; gạch ốp lát; sứ vệ sinh; sứ kỹ thuật (sứ điện,...).+ Công ty sản xuất vật liệu chịu lửa, vật liệu cách nhiệt.+ Công ty sản xuất thủy tinh (thủy tinh xây dựng, thủy tinh bao bì, thủy tinh dân dụng, thủy tinh mĩ nghệ, thủy tinh kỹ thuật,…).+ Công ty sản xuất Xi măng và chất kết dính vô cơ (Xi măng công nghệ lò đứng, lò quay, sản xuất vôi, thạch cao …).+ Công ty sản xuất chất màu vô cơ (chất màu bền nhiệt).- Các trạm nghiền xi măng.- Các phòng thí nghiệm, trung tâm kiểm định về cơ lý vật liệu xây dựng.- Các ban dự án liên quan đến sản xuất Gốm sứ; Vật liệu chịu lửa; Thủy tinh; Xi măng và chất kết dính vô cơ.- Làm kỹ thuật viên ở các trường đào tạo về lĩnh vực Công nghệ vật liệu Silicat và giảng dạy các môn lý thuyết chuyên môn, thực hành ở bậc học thấp hơn.g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:- Tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn (liên thông lên Đại học)h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:

CHUYÊN NGÀNH CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ CƠ BẢN
a) Tên chuyên ngành đào tạo: Công nghệ các hợp chất Hữu cơ cơ bản thuộc ngành Công nghệ Hóa học Tên tiếng Anh: Basic Organic Compounds Technology of Chemical Technologyb) Trình độ đào tạo: Cao đẳngc) Yêu cầu về kiến thức:
- Kiến thức chung:
Đảm bảo nền kiến thức đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia khối ngành Công nghệ (Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Kiến thức cơ sở của chuyên ngành Công nghệ các hợp chất hữu cơ cơ bản:
+ Có kiến thức cơ bản của các môn học kỹ thuật cơ sở ngành và nắm được mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học trong chương trình đào tạo của ngành và chuyên ngành;
+ Trình bày được nội qui về an toàn lao động, trang bị bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường;
+ Có kiến thức cơ bản về Tiếng Anh chuyên ngành.
- Kiến thức chuyên môn của chuyên ngành:
+ Trình bày được cấu tạo, tính chất, phương pháp điều chế và ứng dụng của các hợp chất hữu cơ cơ bản như: Benzen, phênol, các loại rượu, các axit hữu cơ , các loại anđehyt v.v...;
+ Trình bày được cơ sở lý thuyết của các quá trình sản xuất các hợp chất hữu cơ cơ bản;
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất các hợp chất hữuc cơ cơ bản;
+ Tính toán được cân bằng vật chất cho các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất các hợp chất hữu cơ cơ bản.
d) Yêu cầu về kỹ năng:
* Kỹ năng cứng:
- Vận dụng được những kiến thức chung và những kiến thức kỹ thuật cơ sở để phục vụ cho kiến thức chuyên môn;
- Vận dụng được những kiến thức lý thuyết để áp dụng vào sản xuất;
- Vận hành được các loại thiết bị trong công nghệ sản xuất các hợp chất hữu cơ cơ bản;
- Thí nghiệm, kiểm tra tính chất kỹ thuật các hợp chất Hữu cơ cơ bản;
- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị trong dây chuyền sản xuất các hợp chất hữu cơ cơ bản;
- Xử lý được các sự cố thường xẩy ra trong công đoạn sản xuất được phân công;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ.* Kỹ năng mềm: Sau khi tốt nghiệp người học sẽ đạt trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B.
đ) Yêu cầu về thái độ:
Đào tạo người học ở bậc Cao đẳng chuyên ngành Công nghệ các hợp chất hữu cơ cơ bản có đủ kiến thức về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; Có đầy đủ kiến thức cơ sở của ngành Công nghệ hoá học; Có đầy đủ kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực hiện các công việc của chuyên ngành Công nghệ các hợp chất hữu cơ cơ bản; Có đạo đức và sức khoẻ tốt, đáp ứng nhu cầu lao động cho xã hội.
5. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Trực tiếp sản xuất, chỉ đạo kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất, chế biến hoặc kinh doanh các hợp chất hữu cơ cơ bản: Rượu, cồn, Phenol, …
- Trợ giúp kỹ sư nghiên cứu và tổ chức thử nghiệm sản xuất các sản phẩm mới ở các viện nghiên cứu hoặc cơ sở sản xuất;
- Hướng dẫn thực hành ở trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và giảng dạy các môn lý thuyết chuyên môn ở bậc thấp hơn;g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:- Tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn (liên thông lên Đại học)h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ LỌC -HÓA DẦUa) Tên chuyên ngành đào tạo: Công nghệ Lọc-Hóa dầu thuộc ngành Công nghệ Hóa học Tên tiếng Anh: Petrochemical Filter Technology of Chemical Technologyb) Trình độ đào tạo: Cao đẳngc) Yêu cầu về kiến thức:
- Kiến thức chung:
Đảm bảo nền kiến thức đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia khối ngành Công nghệ (Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Kiến thức cơ sở của chuyên ngành Công nghệ Lọc-Hoá dầu:
+ Có kiến thức cơ bản của các môn học kỹ thuật cơ sở ngành và nắm được mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học trong chương trình đào tạo của ngành và chuyên ngành;
+ Trình bày được nội qui về an toàn lao động, trang bị bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường;
+ Có kiến thức cơ bản về Tiếng Anh chuyên ngành.
- Kiến thức chuyên môn của chuyên ngành:
+ Trình bày được cấu tạo, tính chất, phương pháp điều chế và ứng dụng của các sản phẩm chính được sản xuất từ dầu mỏ;
+ Trình bày được cơ sở lý thuyết của các quá trình sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ;
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất các sản phẩm lọc, lọc hóa dầu;
+ Tính toán được cân bằng vật chất cho các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất các sản phẩm lọc, lọc hóa dầu.
d) Yêu cầu về kỹ năng:
* Kỹ năng cứng:
- Vận dụng được những kiến thức chung và những kiến thức kỹ thuật cơ sở để phục vụ cho kiến thức chuyên môn;
- Vận dụng được những kiến thức lý thuyết để áp dụng vào sản xuất;
- Vận hành được các loại thiết bị trong công nghệ lọc, hóa dầu;
- Thử nghiệm, kiểm tra tính chất kỹ thuật của các sản phẩm lọc, hóa dầu;
- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị trong dây chuyền sản xuất các sản phẩm từ dầu mỏ;
- Giải quyết được các sự cố thường xẩy ra trong công đoạn sản xuất được phân công.;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ.* Kỹ năng mềm: Sau khi tốt nghiệp người học sẽ đạt trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B
đ) Yêu cầu về thái độ:
Đào tạo người học ở bậc Cao đẳng chuyên ngành Công nghệ Lọc-Hoá dầu có đủ kiến thức về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; Có đầy đủ kiến thức cơ sở của ngành Công nghệ hoá học; Có đầy đủ kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực hiện các công việc của chuyên ngành Công nghệ Lọc-Hoá dầu; Có đạo đức và sức khoẻ tốt đáp ứng nhu cầu lao động cho xã hội.
e) Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Trực tiếp sản xuất, chỉ đạo kỹ thuật ở các cơ sở sẩn xuất, chế biến hoặc kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu: Xăng, dầu, mỡ, diezel, nhựa đường, chất dẻo, urê ;
- Trợ giúp kỹ sư nghiên cứu và tổ chức thử nghiệm bán sản xuất các sản phẩm mới ở các viện nghiên cứu hoặc cơ sở sản xuất;
- Kỹ thuật viên các phòng thí nghiệm, trung tâm đo lường đánh giá các sản phẩm lọc hóa dầu.
- Hướng dẫn thực hành ở trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và giảng dạy các môn lý thuyết chuyên môn ở bậc thấp hơn;g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:- Tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn (liên thông lên Đại học)h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:


CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHẤT DẺO a) Tên chuyên ngành đào tạo: Công nghệ Gia công chất dẻo thuộc ngành Công nghệ Hóa học Tên tiếng Anh: Plastic Processing Technology of Chemical Technologyb) Trình độ đào tạo: Cao đẳngc) Yêu cầu về kiến thức:- Kiến thức chung:Đảm bảo nền kiến thức đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia khối ngành Công nghệ (Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo))
- Kiến thức cơ sở của chuyên ngành Công nghệ Gia công chất dẻo:
+ Có kiến thức cơ bản của các môn học kỹ thuật cơ sở ngành và nắm được mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học trong chương trình đào tạo của ngành và chuyên ngành;
+ Trình bày được nội qui về an toàn lao động, trang bị bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường;
+ Có kiến thức cơ bản về Tiếng Anh chuyên ngành.
- Kiến thức chuyên môn của chuyên ngành:
+ Trình bày được cấu tạo, tính chất hoá lý, phương pháp gia công và ứng dụng của các loại chất dẻo thông dụng;
+ Trình bày được cơ sở lý thuyết của các phương pháp gia công các loại chất dẻo thông dụng (PE, PP, PVC, cao su,…);
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại thiết bị thường dùng trong công nghệ gia công chất dẻo;
+ Tính toán được khối lượng nguyên vật liệu tiêu tốn trong quá trình gia công chất dẻo.
d) Yêu cầu về kỹ năng:
* Kỹ năng cứng:
- Vận dụng được những kiến thức chung và những kiến thức kỹ thuật cơ sở để phục vụ cho kiến thức chuyên môn;
- Vận dụng được những kiến thức về lý thuyết để áp dụng vào thực tế sản xuất;
- Phối trộn được các loại nhựa và chất phụ gia với nhau để gia công các loại sản phẩm theo yêu cẩu sản xuất;
- Vận hành được các loại thiết bị trong công nghệ gia công chất dẻo;
- Bảo trì, bảo dưỡng được các loại thiết bị gia công chất dẻo;
- Giải quyết được các sự cố thường xẩy ra trong quá trình gia công chất dẻo;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ.* Kỹ năng mềm: Sau khi tốt nghiệp người học sẽ đạt trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B.
đ) Yêu cầu về thái độ:
Đào tạo người học ở trình Cao đẳng chuyên ngành Công nghệ Gia công chất dẻo có đủ kiến thức về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; Có đầy đủ kiến thức cơ sở của ngành Công nghệ hoá học; Có đầy đủ kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực hiện các công việc của chuyên ngành Công nghệ Gia công chất dẻo; Có đạo đức và sức khoẻ tốt, đáp ứng nhu cầu lao động cho xã hội.
e) Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Trực tiếp sản xuất, chỉ đạo kỹ thuật ở các cơ sở gia công hoặc kinh doanh các sản phẩm cao su, nhựa, …
- Trợ giúp kỹ sư nghiên cứu và tổ chức thử nghiệm sản xuất các sản phẩm mới ở các viện nghiên cứu hoặc cơ sở sản xuất;
- Kỹ thuật viên các phòng thí nghiệm, cơ sở kiểm tra chất lượng, đo lường sản phẩm chất dẻo, nhựa, cao su.
- Hướng dẫn thực hành ở trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và giảng dạy các môn lý thuyết chuyên môn ở bậc thấp hơn;g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:- Tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn (liên thông lên Đại học)h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:


CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA DƯỢCa) Tên chuyên ngành đào tạo: Công nghệ Hóa dược thuộc ngành Công nghệ Hóa học Tên tiếng Anh: Pharmaceutical Chemical Technology of Chemical Technologyb) Trình độ đào tạo: Cao đẳngc) Yêu cầu về kiến thức:2. Kiến thức
- Kiến thức chung:
Đảm bảo nền kiến thức đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia khối ngành Công nghệ (Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)- Kiến thức cơ sở của chuyên ngành:Có các kiến thức cơ sở ngành: Hóa hữu cơ; Hóa phân tích; Hóa lý; Các quá trình và thiết bị hóa chất; Động học xúc tác; Hóa sinh đại cương; Các quá trình cơ bản trong tổng hợp hữu cơ; Các quá trình cơ bản trong tổng hợp hóa dược.- Kiến thức chuyên môn của chuyên ngành:Có các kiến thức chuyên sâu về công nghệ Hóa dược: Kỹ thuật tổng hợp hóa dược (Các loại thuốc giảm đau, thuốc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa, thuốc điều chỉnh huyết áp, vitamin, kháng sinh, hóc môn; …), Dược liệu, kỹ thuật bào chế thuốc, kiểm nghiệm thuốc.
d) Yêu cầu về kỹ năng:
* Kỹ năng cứng:- Thực hiện các phản ứng tổng hợp nguyên liệu hóa dược trên các thiết bị chuyên ngành.- Vận hành các thiết bị công nghệ sản xuất tự động và bán tự động. Tham gia công tác tổ chức, quản lý từng công đoạn sản xuất trên các dây chuyền sản xuất tự động, hiện đại.Trợ giúp kỹ sư triển khai các công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực công nghệ hóa dược.- Tách, chiết các chất có hoạt tính trong các dược liệu.- Bào chế thuốc từ các nguyên liệu, dược liệu..- Kiểm nghiệm các loại dược phẩm, mỹ phẩm.- Vận hành thiết bị sản xuất hóa dược.* Kỹ năng mềm:Sau khi tốt nghiệp người học sẽ đạt trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B
đ) Yêu cầu về thái độ: Đào tạo kỹ thuật viên trình độ cao đẳng chuyên ngành Công nghệ Hoá dược, có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt. Nắm vững kiến thức về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật chuyên môn; có kỹ năng thực hành thành thạo.e) Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệpSau khi hoàn thành chương trình học tập, sinh viên có thể đảm nhận được các lĩnh vực công tác sau:- Kỹ thuật viên, cán bộ quản lý kỹ thuật trong các công ty sản xuất nguyên liệu hóa dược.
- Kỹ thuật viên, cán bộ quản lý trong các cơ sở sản xuất dược phẩm, hóa mỹ phẩm.
- Các cơ sở kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm phân tích dược phẩm, hóa mỹ phẩm.g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:- Tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn (liên thông lên Đại học)h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:



https://sinhvientruonghoa.123.st
CÔNG BỐ CHUẨN ĐẦU RA (Đào Tạo)Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Viết "Tiếng Việt" để tôn trọng văn hoá VN
Không nên viết toàn tiếng Anh hay tiếng nước ngoài
Bài vi phạm sẽ bị del

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Welcome forum Sinhvientruonghoa.tk-‘๑’-  :: 

Thông Báo

 :: 

Thông tin trường lớp !!

-